IMG-LOGO

Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 18)

  • 3655 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: C2H2 +  2AgNO3 + 2NH3 → Ag2C2↓ vàng nhạt + 2NH4NO3


Câu 2:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng  phản ứng trùng hợp?

Xem đáp án

Chọn C

Vì: A,B, D đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng, chỉ có C là được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

 


Câu 3:

Dung dịch nào sau đây với nồng độ khác nhau đều không màu?

Xem đáp án

 Chọn D

Vì:  A. FeCl3 có màu vàng

B. dd K2Cr2O7 có màu da cam

C. dd CuSO4 có màu xanh lam

D. dd AgNO3 không màu


Câu 4:

 Kim loại Al tan được trong dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

Vì: Kim loại Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội

Al là kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa nên không tác dụng được với MgSO4

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2


Câu 5:

Cho dãy các kim loại sau: K, Ca, Mg, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy có khả năng tác dụng với nước ở điều kiện thường là:

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Các kim loại: K, Ca, Ba tác dụng với H2O ở đk thường => có 3 kim loại

 


Câu 6:

Số oxi hóa cao nhất của crom thể hiện trong hợp chất nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Vì: Crom có các số oxi hóa là: 0, +2, +3; +6

=> số oxi hóa cao nhất là +6 có trong Na2CrO4


Câu 7:

Chất nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?

Xem đáp án

Chọn B

Vì: CH3COOH, CH3OCH3 và CH3OH ở điều kiện thường là chất lỏng

HCHO ở điều kiện thường là chất khí


Câu 8:

Tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây không phải của KNO3?

Xem đáp án

Chọn D

Vì: A,B,C  đúng

D sai vì KNO3 tan rất tốt trong nước


Câu 9:

Khẳng định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn A

Vì:

 A. đúng SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O ( phương trình này ứng dụng dùng để khác thủy tinh)

B. Sai: Si + 2Mg t° Mg2Si

 

C. Sai vì thành phần chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O.

D. Sai  Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

 


Câu 10:

Thành phần chính của quặng hematit đỏ là: 

Xem đáp án

Chọn D

Vì:  A. FeCO3 là thành phần chính của quặng xiđerit

B. Fe2O3.nH2O là thành phần chính của hemantit nâu

C. Fe3O4 là thành phần chính của quặng manhetit

D. Fe2O3 là thành phần chính của quặng hemantit đỏ


Câu 11:

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch nào sau đây không có hiện tượng hóa học xảy ra?

Xem đáp án

Chọn D

Vì: A. Ba(OH)2 + Na2CrO4 → 2KOH + BaCrO4↓ => hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng

B. 3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 2Al(OH)3↓ + 3BaCl2

      Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O

=> hiện tương: xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan dần

C. không có hiện tượng

D. Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → Na2CO3 + BaCO3↓ + 2H2O  => hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng


Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O?

Xem đáp án

Chọn D

Vì: Thu được nCO2 > nH2O => este phải có từ 2 liên kết pi trở lên

=> CH2=CHCOOCH3 trong phân tử có 2 liên kết pi => đốt cháy cho nCO2 > nH2O


Câu 13:

Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là: 

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Gọi hóa trị của kim loại là n

2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

Theo PT: 2M  → (2M + 96n) (gam)

Theo ĐB: 2,52   → 6,84 (gam)

=> 2M. 6,84    =   2,52 (2M + 96n)

=> M = 28n

Chạy giá trị n = 1,2,3 thì thấy n = 3 => M =56 thỏa mãn

Vậy kim loại M là Fe


Câu 14:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

a) Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ có màng ngăn xốp.

b) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao.

c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.

d) Dẫn khí NH3 vào bình khí Cl2.

e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.

Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là:

Xem đáp án

Chọn B

Vì:  a) 2NaCl + 2H2DPMN 2NaOH + Cl2 ↑ + H2

b)  CO + FeO t° Fe + CO2

c) 3H2S + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3S↓ + 3HCl ( Chú ý: Fe2S3 không bền phân hủy thành Fe(OH)3 + S)

d) 3NH3 + 2Cl2 → 6HCl + N2

e) CO2 + H2O + Na2CO3 → Na(HCO3)2

=> Có 4 chất sinh ra đơn chất


Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn B

Vì: B. Sai Xe mới là kim loại  được dùng làm tế bào quang điện

 


Câu 16:

Hỗn hợp X gồm etylamin và đimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng O2, thu được V lít N2 (đktc). Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 16,3 gam muối. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Chọn D

Vì: Etylamin và đimetylamin là đồng phân của nhau => có cùng CTPT là: C2H7N

C2H7N + HCl → C2H8NCl

=> nC2H8Cl = 16,3/81,5 = 0,2 (mol)

BTNT: N => nN2 = 1/2. nC2H8Cl = 0,1 (mol)

=> VN2 (ĐKTC) = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)


Câu 17:

Khẳng định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn B

Vì: C là phi kim có tính khử nên không tác dụng được với kim loại

 


Câu 18:

Hòa tan hoàn toàn 1,95 gam kim loại K vào H2O thu được 500 ml dung dịch có pH là: 

Xem đáp án

Chọn B

Vì: nKOH = nK = 1,95/39 = 0,05 (mol)

=> [KOH] = n :V = 0,05 : 0,5 = 0,1 (M)

=> pH = 14 + lg[OH-] = 14 -1 = 13


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn B

Vì: A. đúng

B. sai chỉ ở trong dung dịch amino axit mới tồn tại dạng ion lưỡng cực

C. đúng

D. đúng


Câu 20:

Điện phân 11,4 gam muối clorua nóng chảy của một kim loại, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít (đktc) một chất khí ở anot. Muối điện phân là:

Xem đáp án

Chọn B

Vì: nCl2 = 2,688/22,4 = 0,12 (mol)

2MCln  DPNC 2M + nCl2

0,24/n    ← 0,12    (mol)

Ta có: 0,24/n . ( M + 35,5n) = 11,4

=> M =12n

=> n = 2 thì M =24 (Mg) thỏa mãn

Vậy muối là MgCl2

 

 


Câu 21:

Để mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành trong phòng thí nghiệm người ta có các hình vẽ (1), (2), (3) như sau:

Phát biểu đúng liên quan đến các hình vẽ này là: 

Xem đáp án

Chọn D

Vì: A. A sai vì phương pháp 1 để thu khí có tỉ khối nhỏ hơn so với không khí => không thể thu SO2, Cl2

B. Sai vì NH3 tan trong nước nên không thể thu NH3 bằng hình (3)

C. Sai vì N2 nhẹ hơn không khí

D. Đúng


Câu 22:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

a) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH.

b) Cho phân đạm ure vào dung dịch Ba(OH)2 nóng.

c) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

d) Cho P vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

e) Cho Al4C3 vào nước.

Số thí nghiệm có khí thoát ra là:

Xem đáp án

Chọn B

Vì: (a) NaHCO3 + CH3COOH → CH3COONa + H2O + CO2

(b) (NH2)2CO + Ba(OH)2 → 2NH3↑+ BaCO3

c) Fe2O3 + 6HNO3 đặc, nóng → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

d) 2P + 5H2SO4 đặc, nóng → 2H3PO4 + 5SO2↑ + 2H2O

e) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3↓ + 3CH4

=> Có 4 thí nghiệm thu được khí


Câu 23:

 Cho hỗn hợp X gồm Na, Ba có cùng số mol vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, m gam kết tủa và 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Gọi nNa = nBa = x (mol)

nH2SO4 = 0,125 (mol); nCuSO4 = 0,125 (mol) ; nH2 = 0,15 (mol)

Ta thấy: nH2 = 0,15 (mol) > nH2SO4 => Na, Ba phản ứng hết với axit sau đó tiếp tục phản ứng với H2O

Ta có: ∑ ne (KL nhường) = ∑ n e( H2 nhận)

=> x + 2x = 0,15.2

=> x = 0,1 (mol)

=> nOH- = 2 ( nH2 – nH2SO4) = 2 ( 0,15 – 0,125) = 0,05 (mol)

=> nCu(OH)2 = ½ nOH- = 0,025 (mol)

m↓ = mCu(OH)2 + mBaSO4 = 0,025.98 + 0,1.233 = 25,75 (g)


Câu 24:

Cho dãy các chất: isoamyl axetat, anilin, saccarozo, valin, phenylamoni clorua, Gly-Ala-Val. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là: 

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Các chất có khả năng phản ứng với dd NaOH loãng, đun nóng là: isoamyl axetat ( CH3COOCH2-CH-CH(CH3)-CH3) ; Valin ( CH3-CH(CH3) -CH(NH2)-COOH) , phenylamoni clorua ( C6H5NH3Cl ) ; Gly – Ala – Val. => có 4 chất

 


Câu 25:

 Từ chất X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

X + 2NaOH H2O,t° 2Y + Z + H2O

Y + HCl  T + NaCl

Z + 2Br2 + H2 CO2 + 4 HBr

T + BrH2O CO2 + 2HBr

Công thức phân tử của X là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: HCOOH (T) + BrH2O CO2 + 2HBr 

=> Y là HCOONa

HCOONa (Y) + HCl → HCOOH + NaCl

=> Z là HCHO

HCHO (Z) + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr

=> X :  HCOOCH2OOCH

HCOOCH2OOCH (X) + 2NaOH  H2O  2HCOONa (Y) +  HCHO

(Z)  + H2O

=> CTPT của X là: C3H4O4

 


Câu 26:

Cho dãy các chất sau: metan, axetilen, isopren, benzen, axit axetic, stiren, axeton, metyl acrylat. Số chất trong dãy tác dụng được với H2 nung nóng, xúc tác Ni là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Các chất tác dụng được với H2 xúc tác Ni nung nóng là: axetilen (CH≡CH), isopren ( CH2=C(CH3)-CH=CH3), stiren( C6H5CH=CH2), metyl  acrylat ( CH2=CH-COOCH3) => có 4 chất


Câu 28:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Tạo kết tủa Ag

Y

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển sang màu xanh

X,Z

Nước Brom

Mất màu

X,T

Cu(OH)2 

Tạo dung dịch xanh lam

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: X là glucozo

Y là benzylamin ( C6H5CH2NH2)

Z là xiclohexen

T là gixerol


Câu 29:

 Cho các phát biểu sau:

(1) Axit axetic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.

(2) Vinyl axetat có khả năng làm mất màu nước brom.

(3) Tinh bột khi thủy phân trong môi trường kiềm chỉ tạo ra glucozo.

(4) Dung dịch abumin trong nước của lòng trắng trứng khi đun sôi bị đông tụ.

(5) Phenol dung để sản xuất thuốc nổ (2,4,6-trinitrophenol).

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: 1) đúng vì CH3COOH có phân tử khối lớn hơn và có liên kết H mạnh hơn C2H5OH => có nhiệt độ sôi cao hơn.

2) đúng CH3COOCH=CH2 + Br2→ CH3COOCHBr-CH2

3) sai vì tinh bột chỉ bị thủy phân trong môi trường axit chứ không bị thủy phân trong môi trường kiềm.

4) đúng

5) đúng

=> có 4 phát biểu đúng


Câu 30:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Sục etilen vào dung dịch KMnO4.

(2) Cho dung dịch natri stearat vào dung dịch Ca(OH)2.

(3) Sục etylamin vào dung dịch axit axetic.

(4) Cho fructozo tác dụng với Cu(OH)2.

(5) Cho ancol etylic tác dụng với CuO nung nóng.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?

Xem đáp án

Chọn A

Vì:

1) 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2OH-CH2OH + 2MnO2↓ + 2KOH

2) C17H35COONa + Ca(OH)2 → (C17H35COO)2Ca ↓+ NaOH

3) C2H5NH2 + CH3COOH → CH3COONH3C2H5

4) C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (dd xanh lam) + H2O

5) C2H5OH + CuO t0→→t0 CH3CHO + Cu↓+ H2O

=> có 2 phản ứng KHÔNG thu được chất rắn


Câu 32:

Hỗn hợp X gồm andehit Y, axit cacboxylic Z và este T (Z và T là đồng phân). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,62 mol O2, thu được 0,52 mol CO2 và 0,52 mol H2O. Cho một lượng Y bằng lượng Y trong 0,2 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sau phản ứng thu được m gam Ag (HIệu suất phản ứng 100%). Giá trị của  m là 

Xem đáp án

Chọn A

nCO2 = nH2O => Các chất trong X đều no

Y có dạng RO (a mol)

X và T có dạng R’O2 (b mol)

=> a + b = 0,2 mol (1)

Bảo toàn nguyên tố O trong X

nO(X) = 3.0,525 – 2.0,625 = 0,325 mol

=> a + 2b = 0,325 mol (2)

Từ (1,2) => a = 0,075 ; b = 0,125 mol

nAg max = 4nY = 0,3 mol

=> m = 32,4g


Câu 33:

Hòa tan hết một lượng bột Fe vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít (đktc) khí H2 và dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần không bằng nhau. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 3,6 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 68,2 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: P1: nFe(OH)2 = 3,6/90 = 0,04 mol => nFe2+ = 0,04 mol

P2: Fe2+: x mol

      H+: y mol

      Cl-: 2x + y

3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O

0,06 ← 0,08          ←                0,02

=> y = 0,08

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

x-0,06        →      x-0,06

Ag+ + Cl- → AgCl

         2x+y → 2x+y

=> 108(x-0,06) + 143,5(2x+y) = 68,2 => x = 0,16

=> nFe phản ứng ban đầu = nH2 = 0,04+0,16 = 0,2 mol

=> VH2 = 4,48 lít


Câu 34:

Cho m gam peptit X (mạch hở) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch chứa (m+18,2) gam hỗn hợp Z chứa muối natri của glyxin, valin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được N2, CO2, H2O và 26,5 gam Na2CO3. Cho a gam X phản ứng với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch T. Cho toàn bộ lượng T phản ứng tối đa với 520 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 125,04 gam hỗn hợp muối. Kết luận nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn A

Vì: TN1:

nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,5 mol

Giả sử số mol peptit là x mol => nH2O sau phản ứng = x mol

BTKL: mpeptit + mNaOH = m muối + mH2O => m+0,5.40 = m + 18,2 + 18x => x = 0,1 mol

=> X là pentapeptit

TN2: nX = (nHCl – nNaOH)/5 = (1,04 – 0,04)/5 = 0,2 mol

Giả sử X là GlyaAlabValc (a+b+c = 5)

Muối gồm:

NaCl: 0,04 mol

Gly-HCl: 0,2a

Ala-HCl: 0,2b

Val-HCl: 0,2c

=> 111,5.0,2a + 125,5.0,2b + 153,5.0,2c + 0,04.58,5 = 125,04

=> 223a + 151b + 307c = 1227

Khảo sát nhận thấy chỉ có c = 1; a = 3; b = 1 thỏa mãn

Vậy X là Gly3AlaVal

Xét Chọn A:

0,1 mol X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 54,1 gam muối Z (Gly-Na (0,3 mol), Ala-Na (0,1 mol), Val-Na (0,1 mol)) chứa 29,1 gam Gly-Na

=> 27,05 gam Z chứa 14,55 gam Gly-Na => Sai

Xét Chọn B: a = 0,2.(75.3+89+117-18.4) = 71,8 gam => Đúng

Xét Chọn C: X có chứa 1 phân tử Ala => Đúng

Xét Chọn D: X có CTPT: C14H25O6N5

%mO = 16.6/359 = 26,74% => Đúng


Câu 36:

Thủy phân không hoàn toàn một lượng hexapeptit mạch hở X chỉ thu được hỗn hợp Y gồm Ala-Gly; 2,925 gam Val; 8,6 gam Val-Ala-Val-Gly; 18,375 gam Ala-Val-Gly; 12,25 gam Ala-Gly-Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần dùng a mol O2. Giá trị của a là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: nVal-Ala-Val-Gly = 0,025 mol

nAla-Val-Gly = 0,075 mol

nAla-Gly-Val = 0,05 mol

X là Ala-Gly-Val-Ala-Val-Gly

(1) Ala-Gly-Val-Ala-Val-Gly + H2O → Ala-Gly + Val-Ala-Val-Gl

x               x             x             x

(2) Ala-Gly-Val-Ala-Val-Gly + 2H2O → Val + Ala-Gly + Ala-Val-Gly

 y       2y          y          y               y

(3) Ala-Gly-Val-Ala-Val-Gly + H2O → Ala-Gly-Val + Ala-Val-Gly

 z              z                 z             z

nVal = y = 0,025

nVal-Ala-Val-Gly  = x = 0,025

nAla-Val-Gly = y + z = 0,075

nAla-Gly-Val = z = 0,05

=> x = 0,025; y = 0,025;  z = 0,05 mol

=> nX = x+y+z = 0,1 mol

Đốt Y tương đương đốt X

C20H36O7N6 + 25,5 O2 → 20CO2 + 18H2O

0,1        →      2,55 mol


Câu 37:

Hợp chất hữu cơ X được tạo bởi glixerol và axit axetic. Trong phân tử X, số nguyên tử H bằng tổng số nguyên tử C và O. Thủy phân hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của  m là 

Xem đáp án

Chọn D

Trong X, số H = số O + số C

TQ : C3H5(CH3COO)x(OH)3-x = C3+2xH8+2xO3+x

=> (3 + 2x) + (3 + x) = (8 + 2x) => x = 2

X + 2NaOH → 2CH3COOH + C3H5(OH)3

0,15 ← 0,3 mol

=> m = 26,4g


Câu 38:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al, Fe2O3, Cr2O3 sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần 1 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan hết phần 2 trong 400 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M đến dư vào Y thu được kết quả như hình vẽ sau:

Khối lượng Cr2O3 trong hỗn hợp ban đầu là:

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Quan sát đồ thị ta thấy:

mFe(OH)3 = 5,236 gam => nFe(OH)3 = 0,048 mol

nHNO3 dư = 0,296 mol => nHNO3 pư = 0,8 – 0,296 = 0,504 mol

Phần 1: Cho X tác dụng với H2SO4 đặc cũng như cho hỗn hợp đầu tác dụng

BT e: 3nAl = 2nSO2 => nAl = 2.0,09/3 = 0,06 mol

Phần 2: Cho X tác dụng với HNO3 cũng như cho hỗn hợp đầu tác dụng

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

0,06→0,24

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

0,024←0,144←0,048

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

0,02 ←0,504-0,24-0,144 = 0,12

mCr2O3 (1 phần) = 0,02.152 = 3,04 gam

=> mCr2O3 = 6,08 gam

 


Câu 40:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và NaCl 0,8M bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 10,2g thì dừng điện phân. Cho 0,2 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,672 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, dktc) và còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của  m là

Xem đáp án

Chọn A

nCu2+ = 1,2a ; nCl = 0,8a

nNO = 0,03 mol => nH+ = nHNO3 = 0,12 mol

nFe = 0,2 mol

Cu(NO3)2 + 2NaCl → Cu + Cl2 + 2NaNO3

0,4a              0,8a         0,4a  0,4a

Cu(NO3)2 + H2O → Cu + 0,5O2 + 2HNO3

0,06                        0,06   0,03       0,12

mgiảm = 64(0,4a + 0,06) + 71.0,4a + 32.0,03 = 10,2

=> a = 0,1

=> nCu2+ dư = 1,2a – 0,4a – 0,06 = 0,02 mol

Bảo toàn electron : 2nFe = 3nNO (Vì  lượng Fe quá lớn so với NO sinh ra => Fe chỉ tạo Fe2+)

=> nFe pứ = 0,045 mol

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

0,02 0,02    →       0,02

=> chất rắn gồm : 0,135 mol Fe và 0,02 mol Cu

=> mrắn =  8,84g


Bắt đầu thi ngay