IMG-LOGO

Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 6)

  • 3652 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

Xem đáp án

Chọn A

Thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.


Câu 2:

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là 

Xem đáp án

Chọn C

X phản ứng được với H2SO4 loãng  X phải đứng trước H  Loại A và D

Y phản ứng được với dung dịch Fe3+  Loại B vì cặp oxi hóa khử Ag+/Ag đứng sau Fe3+/Fe2+.


Câu 3:

Chất có tính lưỡng tính là 

Xem đáp án

Chọn C

 Chất có tính lưỡng tính là chất vừa có thể cho H+ vừa có thể nhận H+, với HCO3 thì:

Phương trình nhận H+ là: HCO3 + H+ →CO2 + H2O

Phương trình cho H+ là: HCO3 →CO32- + H+.


Câu 4:

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 100 ml dung dịch X chứa Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sinh ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là 

Xem đáp án

Chọn B

nH+ = 0,2 < 0,15 x 2 + 0,1CO2 chưa đạt số mol tối đa

Nhỏ từ từ H+ vào dung dịch hỗn hợp 2 muối thì phản ứng xảy ra đồng thời theo đúng tỉ lệ số mol ban đầu. Ban đầu có nCO32- /nHCO3=3/2

 Đặt số mol phản ứng của CO32- là 3a  Số mol HCO3 phản ứng là 2a

nH+ phản ứng = 2 x 3a + 2a = 0,2 a = 0,025  nCO2 = 3a + 2a = 0,125

Vậy V = 0,125 x 22,4 = 2,8.


Câu 5:

Cho dãy các kim loại: K, Ag, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là 

Xem đáp án

Chọn D

Có 3 kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học sẽ phản ứng được với dung dịch HCl gồm K, Mg, Al.


Câu 6:

Cho dãy các chất sau: etyl fomat, vinyl axetat, triolein, metyl acrylat, axit axetic, benzyl fomat. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là 

Xem đáp án

Chọn D

 Có 4 chất tạo ancol là etyl fomat, triolein, metyl acrylat và benzyl fomat, cụ thể:

Etyl fomat: HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH (có sinh ra ancol)

Vinyl axetat: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO

Triolein: (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 (có sinh ra ancol)

Metyl acrylat: C2H3COOCH3 + NaOH → C2H3COONa + CH3OH (có sinh ra ancol)

Axit axetic: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Benzyl fomat: HCOOCH2C6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5CH2OH (có sinh ra ancol)


Câu 7:

Dãy sắp xếp các ion kim loại theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là 

Xem đáp án

Chọn B

Thứ tự của dãy điện hóa là Fe2+/Fe → Cu2+/Cu → Fe3+/Fe2+ → Ag+/Ag

Thứ tự tăng dần tính oxi hóa là Fe2+ → Cu2+ → Fe3+ → Ag+.


Câu 8:

Khi điện phân CaCl2 nóng chảy (điện cực trơ), tại cực dương xảy ra sự 

Xem đáp án

Chọn D

Trong điện phân, cực dương là anot và là nơi xảy ra quá trình oxi hóa  Loại A và B

Ca2+ đã có số oxi hóa tối đa là +2  Không thể bị oxi hóa nữa  Loại C


Câu 9:

Hòa tan hết 10 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn và Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu dung dịch Y và 7,84 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị m là 

Xem đáp án

 

Chọn B

Phương trình tổng quát: M + H2SO4 → MSO4 + H2

nH2SO4 = nH2 = 0,35 nên BTKL  m = 10 + 0,35 x 98 – 0,35 x 2 = 43,6.

 


Câu 10:

Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), tơ nilon–6,6, tơ visco, xenlulozo, tơ axetat, cao su buna, poli(metyl metacrylat). Số polime thuộc loại polime tổng hợp là

Xem đáp án

Chọn B

Có 4 polime tổng hợp là poli(vinyl clorua), tơ nilon–6,6, cao su buna và poli(metyl metacrylat)

Tơ visco và tơ axetat là polime nhân tạo (bán tổng hợp)

Xenlulozơ là polime thiên nhiên.


Câu 11:

Cho 200 ml  dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

Xem đáp án

Chọn A

Ban đầu có nOH = 0,2 x 0,6 x 2 = 0,24 và nHCO3 = 0,1 x 2 = 0,2 < 0,24

OH dư và 0,2 HCO3 chuyển hết thành 0,2 CO32–    

Tổng nBa2+ sau khi trộn = 0,2 x 0,6 + 0,1 x 1= 0,22 > 0,2  Có 0,2 BaCO3 kết tủa

 a = 0,2 x 197 = 39,4.


Câu 12:

Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường? 

Xem đáp án

Chọn D

Đáp án A có thể hòa tan được Cu(OH)2 vì lòng trắng trứng chứa nhiều protein đơn giản có thể tạo phức màu tím biure (phản ứng đặc trưng của peptit từ 3 mắt xích trở lên).

Đáp án B có thể hòa tan được vì glucozơ có nhiều nhóm OH liên tiếp nhau  Có phản ứng tạo phức tương tự như ancol đa chức. 

Đáp án C có thể hòa tan được vì tính axit của CH3COOH đủ để hòa tan tạo (CH3COO)2Cu.


Câu 14:

Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 10,8 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là 

Xem đáp án

Chọn D

Thu được C2H5OH và X đơn chức  X có dạng RCOOC2H5  nNaOH phản ứng = 0,1

nNaOH dư = 0,135 – 0,1 = 0,035  0,1 x (R + 67) + 0,035 x 40 =10,8  R = 27 (C2H3)

Vậy X là C2H3COOC2H5.


Câu 15:

Dãy các kim loại khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng hoặc dung dịch H2SO4 loãng cho cùng một muối là 

Xem đáp án

Chọn A

Cu không phản ứng với H2SO4  Loại B và C

Fe phản ứng với H2SO4 đặc nóng thì tạo Fe3+ nhưng với H2SO4 loãng thì tạo Fe2+  Loại C và D.


Câu 16:

X, Y, Z, T là một trong các dung dịch sau: (NH4)2CO3, K2CO3, NH4NO3, KOH. Thực hiện thí nghiệm và có được kết quả như sau:

Chất

X

Y

Z

T

Thêm dung dịch Ba(OH)2, đun nóng

Có kết tủa xuất hiện

Không hiện tượng

Có kết tủa và khí thoát ra

Có khí thoát ra

 Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Chọn A

X là K2CO3 vì K2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2KOH

Y là (NH4)2CO3 vì (NH4)2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O

Z là KOH vì KOH không phản ứng với Ba(OH)2

T là NH4NO3 vì 2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ +2H2O.


Câu 17:

Alanin và anilin đều tác dụng được với dung dịch 

Xem đáp án

Chọn C

Cả 2 đều có nhóm amino (–NH2) mang tính bazơ  Có thể phản ứng với axit như HCl 


Câu 18:

Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 500 ml KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,12M kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn D

Ban đầu có nCO2 = 0,15 và tổng nOH = 0,17  1 < nOH/nCO2 < 2  Tạo cả CO32– và HCO3

 nCO32– = nOH – nCO2 = 0,17 – 0,15 =0,02 < 0,06 (nBa2+)  Tạo 0,02 BaCO3

Vậy m = 0,02 x 197 = 3,94.


Câu 19:

Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng cho khí H2. Mặt khác‚ oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiệt độ cao. X có thể là 

Xem đáp án

Chọn A

X tác dụng với H2SO4 loãng tạo H2  X là kim loại đứng trước H  Loại Cu

Oxit của X bị H2 khử  X phải đứng sau Al  Loại Mg và Al.


Câu 20:

Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Chia m gam hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 8,96 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn C

Phần 1 chỉ có Fe phản ứng  nFe = nH2 = 0,1

Phần 2 có cả Fe và Cu phản ứng, mà H2SO4 đặc dư  Fe lên Fe3+ hết

BTE  3nFe + 2nCu = 2x 0,4  nCu = (0,8 – 0,3)/2 = 0,25

Vậy 0,5m = 0,1 x 56 + 0,25 x 64 = 21,6  m = 43,2.


Câu 21:

Khi đun nóng chất X có công thức phân tử là C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là 

Xem đáp án

Chọn A

X thu được CH3COONa  X phải có dạng CH3COOR  R là CH3 (từ CTPT)


Câu 22:

Cho các phát biểu sau:

(1) Công thức chung của este no đơn chức mạch hở là CnH2nO2 (n>2);

(2) Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín;

(3) Lipit là trieste của glixerol và các axit béo;

(4) Mỡ động vật chứa chủ yếu các chất béo không no như triolein;

(5) Hiđro hóa chất béo lỏng bằng H2 (xúc tác Ni, to) thu được chất béo rắn.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn B

Có 2 phát biểu đúng là (2) và (5)

(1) sai vì n = 2 vẫn được, vd HCOOCH3.

(3) sai vì lipit là 1 phạm vi rất rộng bao gồm chất béo, teroit, sáp,... trong đó chỉ có chất béo mới là trieste của glixerol và các axit béo.

(4) sai vì mỡ động vật chứa chủ yếu các chất béo no, còn dầu thực vật mới không no.


Câu 23:

Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm chúng trong 

Xem đáp án

Chọn B

Đúng vì dầu hỏa không chứa các hợp chất có hiđro linh động như gốc OH trong giấm, etanol và nước, ngoài ra dầu hỏa còn giúp ngăn cách kim loại kiềm phản ứng với không khí như N2, O2,..


Câu 24:

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe–Zn (để trong dung dịch NaCl) bị ăn mòn điện hóa, thì trong quá trình ăn mòn 

Xem đáp án

Chọn C

Kim loại hoạt động hơn sẽ bị oxi hóa trước  Zn sẽ bị ăn mòn trước thành Zn2+

 Đây là quá trình oxi hóa  Phải xảy ra ở anot hay cực âm (đối với ăn mòn).


Câu 25:

Kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 dư tạo thành hai chất kết tủa là 

Xem đáp án

Chọn B

Nếu phản ứng với Na hay Zn, Fe chỉ tạo một kết tủa là Cu(OH)2 hay Cu

Với Ba thì khi tan tạo Ba(OH)2 phản ứng tạo 2 kết tủa là Cu(OH)2 và BaSO4.


Câu 26:

Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80% thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là 

Xem đáp án

Chọn C

Phương trình lên men rượu: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 với nGlucozơ ban đầu = 45/180 = 0,25

 nCO2 lý thuyết = 0,25 x 2 = 0,5  nCO2 thực tế = 0,5 x 80% = 0,4  V = 0,4 x 22,4 = 8,96.


Câu 27:

Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn D

Ban đầu có nFe = 0,04 và nCu2+ =0,01 < 0,04  Fe dư  nFe phản ứng = 0,01  nFe dư = 0,03

Vậy m = 0,03 x 56 + 0,01 x 64 = 2,32.


Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(1) Có thể dùng nước brom để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ;

(2) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau;

(3) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần phân tử khối;

(4) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai và độc;

(5) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với C2H5OH, sản phẩm H2O được tạo nên từ nhóm –OH trong gốc –COOH của axit và H trong gốc –OH của ancol;

(6) Phản ứng este hóa giữa axit axetic và ancol etylic tạo thành este có mùi chuối chín.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn C

Có 4 phát biểu đúng là (1), (3), (4) và (5)

(1) đúng vì trong Br2/H2O là môi trường axit, fructozơ không bị chuyển thành glucozơ nên không có nhóm chức CHO để phản ứng làm mất màu dung dịch brom

(2) sai vì trong môi trường bazơ thì glucozơ và fructozơ mới chuyển hóa lẫn nhau

(6) sai vì phản ứng này tạo este anlyl axetat là CH3COOCH2CH=CH2, este này không có mùi chuối chín, este có mùi chuối chín là isoamyl axetat.


Câu 29:

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm 

Xem đáp án

Chọn C

 Các oxit của kim loại từ Al về trước không bị H2 (hay CO) khử về kim loại đơn chất  Al2O3 và MgO vẫn còn sau phản ứng.


Câu 30:

Cho các thí nghiệm sau đây:

(1) Cho FeS vào dung dịch HCl dư;

(2) Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư;

(3) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2;

(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2;

(5) Cho Zn vào dung dịch FeCl3  dư.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là

Xem đáp án

Chọn A

 Có 2 thí nghiệm thu được chất rắn là (2) và (4)

(1) HCl sẽ hòa tan hết FeS vì FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

(2) Cr không phản ứng với H2SO4 đặc nguội  Vẫn còn Cr kim loại ở thể rắn

(3) Phản ứng có xảy ra giữa H+, NO3 và Fe2+ nhưng không có sản phẩm nào là chất rắn

(4) Có Ag là chất rắn kết tủa vì Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

(5) Fe3+ dư nên Zn không thể còn tồn tại và không có Fe vì Fe có sinh ra cũng tan trong Fe3+.


Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(1) Alanin có thể phản ứng được với C2H5OH (có xúc tác);

(2) Thành phần chính của bột ngọt (mì chính) là axit glutamic;

(3) Axit caproic cho phản ứng trùng ngưng tạo tơ capron;

(4) Dung dịch glyxin không làm quỳ tím chuyển màu;

(5) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm tơ nhân tạo;

(6) Ứng với công thức C7H9N, có 5 đồng phân cấu tạo amin chứa vòng benzen.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn C

Có 3 phát biểu đúng là (1), (4), và (6)

(1) đúng, đây là phản ứng este hóa tương tự axit cacboxylic nhờ có nhóm –COOH

(2) sai vì thành phần của bột ngọt là muối mononatri của axit glutamic

(3) sai vì để trùng ngưng tạo tơ capron (nilon–6) thì phải dùng ε-amino caproic

(4) đúng vì glyxin hay nói chung các amino axit có 1 nhóm amino và 1 nhóm COOH thì pH rất gần 7 nên không làm chuyển màu phenolphtalein và quỳ tím

(5) sai vì xenlulozơ trinitrat dùng làm thuốc súng không khói, không phải tơ nhân tạo

(6) đúng, 5 đồng phân đó là C6H5CH2NH2, CH3C6H4NH2 (3 đồng phân) và C6H5NHCH3.


Câu 35:

Cho m gam NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol H3PO4, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y.Cô cạn Y thu được 1,22m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với 

Xem đáp án

Chọn B

Trường hợp 1: OH dư  nH2O sinh ra = 3 x 0,04 = 0,12

BTKL  m + 0,04 x 98 = 1,22m + 0,12 x 18  m =8

 nNaOH = 8/40 = 0,2 > 0,04 x 3  OH dư là hợp lý

Trường hợp 2: H+ dư nH2O sinh ra = m/40

BTKL  m + 0,04 x 98 = 1,22m + 18 x m/40 m = 5,85

 nNaOH = 5,85/40 = 0,146 > 0,04 x 3  Không thể có H+ dư.


Câu 36:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho Zn phản ứng với dung dịch HNO3 loãng không tạo khí;

(2) Cho lượng nhỏ Na vào dung dịch CuSO4 dư;

(3) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH dư;

(4) Cho Fe3O4o dung dịch H2SO4 loãng dư;

(5) Sục khí NH3 vào dung dịch Mg(NO3)2 dư.

Số thí nghiệm mà dung dịch thu được có chứa 2 muối sau khi kết thúc phản ứng là

Xem đáp án

Chọn C

 Cả 5 thí nghiệm đều thu được 2 muối

(1) Không tạo khí  2 muối là Zn(NO3)2 và NH4NO3

(2) CuSO4 dư  Sau khi 1 phần Cu2+ bị kết tủa, dung dịch còn lại Na2SO4 và CuSO4

(3) Phản ứng tự oxi hóa khử: 2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O

(4) H2SO4 loãng  Tạo 2 muối là FeSO4 và Fe2(SO4)3

(5) Mg(NO3)2 Sau khi 1 phần Mg2+ bị kết tủa, dung dịch còn lại NH4NO3 và Mg(NO3)2.


Bắt đầu thi ngay