Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 17)
-
3656 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất nào sau đây thuộc loại ancol đa chức?
Chọn A
Ancol đa chức là ancol có 2 nhóm OH trở lên
Câu 3:
Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch có chất tan là
Chọn A
Fe dư + HNO3 => Chỉ tạo ra được muối sắt(II)
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
Câu 4:
Muốn điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện người ta dùng kim loại nào sau đây làm chất khử?
Chọn C
Dùng Fe để điều chế Cu từ CuSO4 theo phương pháp thủy luyện
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Câu 5:
Để thu được khí CO khô không bị lẫn hơi nước, người ta dẫn khí CO lần lượt qua
Chọn A
Dùng Ca(OH)2 đặc để hút nước
Câu 6:
Trong phân tử cumen có bao nhiêu nguyên tử cacbon?
Chọn D
CTCT của cumen là C6H5- CH(CH3)- CH3 => Có tất cả 9 nguyên tử C
Câu 7:
Oxit nào sau đay có tính lưỡng tính?
Chọn D
CrO3 là oxit axit
MgO, CaO là oxit bazo
Cr2O3 là oxit lưỡng tính
Câu 8:
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
Chọn D
Tơ visco, tơ xenlulozo axetat: tơ bán tổng hợp
Sợi bông: tơ thiên nhiên
Tơ nilon – 6,6 : tơ tổng hợp
Câu 10:
Chất khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy… là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Những thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là
Chọn B
Đó là các khí NO, NO2, SO2
Câu 11:
Natri hiđrocacbonat được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm, dùng chế thuốc chữa đau dạ dày,…Công thức của natri hiđrocacbonat là
Chọn D
CTHH của Natri hiđrocacbonat : NaHCO3
Câu 12:
Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
Chọn D
Ghi nhớ: Chất điện li yếu là các axit yếu, bazo yếu
Câu 17:
Cho dãy các chất: Etilen, stiren, etanol và axit acrylic. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
Chọn C
Các chất làm mất màu dung dịch nước brom là: etilen( CH2= CH2), stiren( C6H5CH=CH2) , axit acrylic ( CH2=CH-COOH) => có 3 chất
Câu 18:
Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là
Chọn C
Tristearin có CTCT là: (C17H35COO)3C3H5
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (glixerol)
Câu 19:
Cho thí nghiệm như hình vẽ:
Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ?
Chọn B
Từ hình vẽ: Bông trộn CuSO4 khan để nhận biết ra sự có mặt của nước (CuSO4 khan màu trắng sẽ chuyển sang màu xanh) => nhận biết sự có mặt của Hiđro
Dung dịch Ca(OH)2 ( hiện tượng dd Ca(OH)2 trong suốt sẽ vẩn đục ) dùng để nhận biết ra CO2 => nhận biết sự có mặt của Cacbon
Câu 21:
Trong thực tế người ta thường nấu rượu ( ancol etylic) từ gạo ( chứa 81% tinh bột). Tinh bột chuyển hóa thành ancol etylic qua 2 giai đoạn: Tinh bột → glucozơ → ancol. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml. Thể tích ancol etylic 460 thu được từ 10 kg gạo là
Chọn B
Câu 22:
Cho sơ đồ chuyển hóa: C8H15O4N + NaOH dư X + CH4O + C2H6O.
X + HCl dư → Y + 2NaCl
Nhận định nào sau đây đúng?
Chọn B
C8H15O4N có độ bất bão hòa k = ( 8.2+2+1 -15)/ 2 = 2 => este của amino axit có 2 nhóm -COOH
A. Sai vì chỉ có Y làm chuyển màu quỳ tím, còn X thì không.
B. Đúng
C. Sai vì X là muối của aminaxit có 2 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2
D. Sai vì X tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1:3
Câu 23:
Cho 1,792 lít O2 tác dụng hết với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba thu được hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các oxit và các kim loại dư. Hòa tan hết toàn bộ Y vào H2O dư, thu được dung dịch Z và 3,136 lít H2. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn 10,08 lít CO2 vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là
Chọn B
Bảo toàn electron:
ne kim loại nhường = 4nO2 + 2nH2 = 4. 0,08 + 2.0,14 = 0,6 (mol)
=> dd Z chứa nOH- = 0,6 (mol)
Dd Z tác dụng với NaHCO3 dư => nBa2+ = nBaCO3 = 0,2 (mol)
Dd Z tác dụng với 0,45 mol CO2 => thu được nCO32- = 0,15 ; nHCO3- = 0,3 (mol)
=> mBaCO3 ↓ = 0,15.197 = 29,55 (g) ( Tính theo số mol của CO32-)
Câu 24:
Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4; Cl2; KOH; Na2CO3; CuSO4, HNO3; Fe; NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
Chọn A
Fe3O4 + HCl dư → dd X gồm: FeCl2; FeCl3; HCl dư.
Vậy dd X tác dụng được với các chất là: KMnO4; Cl2; KOH; Na2CO3; HNO3; Fe; NaNO3
5FeCl2 + KMnO4 + 8HCl → 5FeCl3 + KCl + MnO2↓ + Cl2↑ + 4H2O
2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
FeCl2 + KOH → Fe(OH)2↓ + 2KCl
FeCl3 + KOH → Fe(OH)3↓ + 3KCl
HCl + KOH → KCl + H2O
2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6NaCl
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2↑
FeCl2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + 2HCl + NO2 ↑ + H2O
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2↑
3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O
=> vậy có tất cả 7 chất phản ứng với dd X
Câu 25:
Cho các so sánh sau về nhôm và crom ( kí hiệu M chung cho 2 kim loại):
(1) Đều tác dụng với dung dịch HCl và bị oxi hóa lên số oxi hóa +3.
(2) Đều tác dụng được với dung dịch NaOH được NaMO2
(3) Đều bị thụ động trong H2SO4 loãng nguội.
(4) Phèn K2SO4. M2(SO4)3.24H2O đều được dùng làm trong nước đục.
(6) Đều tạo được lớp màng oxit mỏng M2O3 bền vững bảo vệ.
(7) Oxit M2O3 đều tan được trong dung dịch H2SO4 loãng hoặc NaOH loãng.
Chọn A
1) sai vì Al lên +3 còn Cr lên số oxi hóa +2
2) Sai vì Cr không tác dụng được với dd NaOH
3) Sai vì Al và Cr bị thu động trong H2SO4 đặc nguội.
4) Sai chỉ có phèn nhôm mới được dùng để làm trong nước đục.
6) đúng
7) Sai vì Cr2O3 tan được trong dd axit và kiềm đặc
=> chỉ có 1 phát biểu đúng
Câu 27:
Cho các chất sau: ClH3N- CH2-COOH; H2N- CH( CH3)- CO-NH-CH2-COOH;CH3-NH3NO3; (HOOC- CH2- NH3)2SO4; ClH3N- CH2-CONH-CH2-COOH; CH3-COO-C6H5. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa 2 muối là
Chọn B
ClH3N- CH2-COOH; H2N- CH( CH3)- CO-NH-CH2-COOH; (HOOC- CH2- NH3)2SO4; ClH3N- CH2-CONH-CH2-COOH; CH3-COO-C6H5.
=> có tất cả 5 chất
ClH3N- CH2-COOH + NaOH → NH2- CH2-COONa + NaCl + H2O
H2N- CH( CH3)- CO-NH-CH2-COOH + 2NaOH → H2N- CH(CH3)- COONa + NH2 –CH2-COONa + H2O
(HOOC- CH2- NH3)2SO4 + 4NaOH → 2NH2-CH2-COONa + Na2SO4 + 2H2O
ClH3N- CH2-CONH-CH2-COOH + NaOH → 2NH2-CH2-COONa + NaCl + H2O
CH3-COO-C6H5 + NaOH → CH3-COONa + C6H5ONa + H2O
Câu 28:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Dung dịch I2 |
Có màu xanh tím |
Y |
Nước Br2 |
Kết tủa trắng |
Z |
NaHCO3 |
Có khí thoát ra |
T |
Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng |
Kểt tủa Ag trắng bạc |
Các dung dịch X,Y, Z, T lần lượt là:
Chọn C
X là hồ tinh bột
Y là anilin
Z là axit axetic
T là metyl fomat
Câu 29:
Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là
Chọn A
Gọi X có dạng CnH2n+ 2 - kNkOk-1 : x (mol) - với k là số amino axit ban đầu tạo thành
BTNT C => nCO2 = nC = nx (mol)
BTNT H => nH2O = nH = (n + 1 – 0,5k)x (mol)
Ta có: nCO2 – nH2O = 3,5 x
<=> nx - (n + 1 – 0,5k)x= 3,5x
<=> 0,5k = 4,5
=> k = 9
=> Có 8 liên kết peptit trong X
Câu 30:
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.
Tỉ lệ a: b là
Chọn A
Từ đồ thị ta thấy số mol HCl bắt đầu 0,1 mol mới xuất hiện kết tủa
=> 0,1 mol HCl dùng để trung hòa Ba(OH)2
=> nOH- = nH+ = 0,1 (mol) => nBa(OH)2 = 1/2nOH- = 0,05 (mol) = a
Ta thấy tại giá trị nHCl = 0,3 và 0, 7 mol đều thu được lượng kết tủa như nhau Al(OH)3: 0,2 (mol)
=> Tại nHCl = 0,7 mol thì lượng kết tủa Al(OH) đã đạt cực đại, sau đó bị hòa tan đến khi còn 0, 2 mol
Áp dung công thức nhanh ta có:
nH+ = 4nAlO2 – 3nAl(OH)3 + nOH-
=>0, 7 = 4. 2b – 3. 0,2 + 0,1
=> b = 0,15 (mol)
Vậy a: b = 0,05: 0,15 = 1: 3
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ đều phản ứng với CO để tạo kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư không thu được kim loại sắt.
(e) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, khó kéo dài và dát mỏng.
(g) Hợp kim Na – K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu sai là
Chọn D
(a) S. CO chỉ khử được các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.
(b) S. Fe được điều chế bằng phương pháp thủy luyện.
(c) S. Do K phản ứng với H2O nên không khử được Ag+ thành Ag.
(d) Đ
(e) S. Nhôm dễ kéo sợi và dát mỏng.
(g) Đ
Số phát biểu sai là 4
Câu 33:
Điện phân dung dịch gồm 28,08 gam NaCl và m gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 51,60 gam thì ngừng điện phân thu được dung dịch X. Cho thanh sắt vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh sắt giảm 6,24 gam và thu được khí NO (sản phẩm khử). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn B
nNaCl = 0,48 mol
Do khi cho Fe vào dung dịch X thì thấy thoát ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất nên H2O đã bị điện phân ở anot.
Catot:
Cu2+ +2e → Cu
x…….2x……x
Anot:
Cl- -1e → 0,5Cl2
0,48…0,48…0,24
2H2O - 4e → O2 + 4H+
4y…..y…..4y
n e trao đổi = 2x = 0,48 + 4y (1)
m dung dịch giảm = mCu + mCl2 + mO2 => 64x + 71.0,24 + 32y = 51,6 (2)
Giải (1) và (2) => x = 0,48; y = 0,12
=> nH+ = 0,48 mol
3Fe + 8H+ + 2NO3- → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
0,18 ← 0,48
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
z z z
Khối lượng thanh sắt giảm: (z+0,18).56 – 64z = 6,24 => z = 0,48 mol
=> nCu(NO3)2 ban đầu = x + z = 0,48 + 0,48 = 0,96 mol
=> m = 0,96.188 = 180,48 gam
Câu 34:
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; Z, T là hai este hơn kém nhau 14u, Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MZ). Đốt cháy 11,52 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T (số mol X gấp 2 lần số mol Y) cần dùng 0,32 mol O2. Mặt khác, để tác dụng hết với 11,52 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được mgam hỗn hợp 3 ancol với số mol bằng nhau. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
Chọn C
Y, Z là đồng phân nên X, Y, Z, T đều là các chất 2 chức
nNaOH = 0,2 mol => nE = 0,1 mol => nO = 4nE = 0,4 mol
Đặt mol CO2 và H2O lần lượt là a, b
BTKL: 44a+18b = 11,52 + 0,32.32
BTNT O: 2a + b = 0,32.2 + 0,4
=> a = 0,38; b = 0,28
Ta thấy nE = nCO2 – nH2O => X, Y, Z, T đều là các hợp chất no
Số C trung bình: 0,38 / 0,1 = 3,8
Do MX < MY = MZ < MT, este có ít nhất 4C nên các chất có CTPT là:
X: C3H4O4
Y và Z: C4H6O4
T là: C5H8O4
Do E + NaOH → 3 ancol nên Z cho 1 ancol và T cho 2 ancol
Vậy các este là:
T: CH3OOC-COOC2H5 (y mol)
Z: (HCOO)2C2H4 (y mol)
Các ancol gồm CH3OH (y mol); C2H5OH (y mol); C2H4(OH)2: y mol
Giả sử: E gồm
C3H4O4: 2x
C4H6O4 (axit): x
C4H6O4 (este): y
C5H8O4: y
nE = 2x+x+y+y = 0,1
nC = 3.2x+4x+4y+5y = 0,38
=> x = 0,02; y = 0,02
Vậy m = (32+46+62).0,02 = 2,8 gam
Câu 35:
Hòa tan hết 4,667 gam hỗn hợp Na, K, Ba và ZnO (trong đó oxi chiếm 5,14% về khối lượng) vào nước, thu được dung dịch X và 0,032 mol khí H2. Cho 88 ml dung dịch HCl 1M vào X đến khi các phản ứng kết thúc, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Chọn D
mO = 4,667.5,14/100 = 0,24 gam => nO = nZnO = 0,015 mol
Luôn có: nOH- = 2nH2 = 0,064 mol
ZnO + 2OH- → ZnO22- + H2O
0,015→0,03→ 0,015
Vậy dung dịch X gồm: 0,034 mol OH- dư; 0,015 mol ZnO2 2-
Khi cho 0,088 mol HCl vào X:
H+ + OH- → H2O
0,034 ← 0,034
ZnO22- + 2H+ → Zn(OH)2
0,015→ 0,03 → 0,015
2H+ + Zn(OH)2 → Zn2+ + 2H2O
0,088-0,034-0,03 → 0,012
m↓ = (0,015-0,012).99 = 0,297 gam
Câu 36:
Đun nóng hỗn hợp E chứa 3 peptit mạch hở (được tạo bởi X, Y là 2 amino axit no, chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH; MX < MY) với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chỉ chứa 0,24 mol muối của X và 0,32 mol muối của Y. Mặt khác đốt cháy 38,2 gam E cần dùng 1,74 mol O2. Tổng phân tử khối của X và Y là:
Chọn A
*Xét 0,1 mol hỗn hợp E:
Quy đổi hỗn hợp thành:
CONH: 0,24+0,32 = 0,56 mol
CH2: x
H2O: 0,1
Đốt cháy:
CONH + 0,75O2 → CO2 + 0,5H2O
0,56 →0,42 0,56
CH2 + 1,5O2 → CO2 + H2O
x 1,5x x
Vậy đốt cháy (43.0,56 + 14x + 1,8) gam
38,2 gam
E cần (1,5x + 0,42) mol O2
1,74 mol
=> x = 0,88 mol
=> nCO2 (khi đốt 0,1 mol E) = 0,56 + x = 1,44
Giả sử số C trong X và Y là n và m
BTNT C: 0,24n + 0,32m = 1,44 => 6n + 8m = 36
Mà m, n ≥ 2 => 2 ≤ m ≤ 4
+ m = 2 => n = 10/3 (loại)
+ m = 3 => n = 2
+ m = 4 => n = 2/3 (loại)
Vậy X là glyxin và Y là Alanin có tổng phân tử khối là 75 + 89 = 164
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là
Chọn B
Giả sử X gồm:
CnH2n+1O2N (amino axit): x mol
CmH2m+3N (amin): y mol
Đốt cháy:
CnH2n+1O2N + (1,5n-0,75)O2 → nCO2 + (n+0,5)H2O + 0,5N2
x 1,5nx-0,75x nx
CmH2m+3N + (1,5m+0,75)O2 → mCO2 + (m+1,5) H2O + 0,5N2
y 1,5my+0,75m my
+ nO2 = 1,5nx – 0,75x + 1,5my + 0,75y = 0,57 (1)
+ nX = x + y = 0,16 (2)
+ nCO2 = nx + my = 0,37 (3)
Giải (1)(2)(3) => x = 0,07; y = 0,09
nKOH = n amino axit = 0,07 mol
Câu 39:
Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M (kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của O gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 38,55 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 1,5 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 118,35 gam hỗn hợp muối và 2,24 lít NO (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X là
Chọn D
BTKL: mH2O = mX + mHNO3 – m muối – mNO = 38,55 + 1,5.63 – 118,35 – 0,1.30 = 11,7 gam
=> nH2O = 0,65 mol
BTNT H: nHNO3 = 4nNH4+ + 2nH2O => nNH4+= (1,5-2.0,65)/4 = 0,05 mol
BTNT N: nNO3- muối = nHNO3 – nNH4+ - nNO = 1,5-0,05-0,1 = 1,35 mol
mKL = m muối – mNH4+ - mNO3- = 118,35 – 0,05.18 – 1,35.62 = 33,75 gam
=> mO = 38,55-33,75 = 4,8 gam (0,3 mol)
=> nM = 0,15 mol
Giả sử X gồm: 2x mol Cu; y mol Fe; 0,3 mol O; 0,15 mol M
mKL=64.2x+56y+0,15M=33,75 (1)
BT e: 2.2x+3y+0,15n = 0,3.2+0,1.3+0,05.8 (2)
(1) và (2) => M = 72n - 79
Với n = 2 thì M = 65 (Zn)
%mZn = 0,15.65/38,55 = 25,29%
Câu 40:
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là
Chọn A
Do thủy phân X thu được muối natri axetat nên 2 este là este của axit axetic.
nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,6 mol
=> n ancol = nH2O – nCO2 = 0,2 mol
Số C trong mỗi ancol: 0,4/0,2 = 2
Vậy 2 ancol là: CH3CH2OH (x mol) và C2H4(OH)2 (y mol)
x + y = 0,2
46x + 62y = 10,8
=> x = y = 0,1
Este là: CH3COOC2H5 (0,1 mol) và (CH3COO)2C2H4 (0,1 mol)
=> nCH3COONa = 0,3 mol
m = 0,3.82 = 24,6 gam