Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 10)
-
3564 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
Chọn C
Trong chương trình thi THPTQG chỉ có 2 tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) là tơ visco và tơ axetat Tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp còn tơ tằm và sợi bông là tơ thiên nhiên.
Câu 2:
Cho các kim loại sau: Na, Cr, Al, Cu. Kim loại mềm nhất trong dãy là
Chọn D
Các kim loại kiềm là mềm nhất, có thể bị cắt bằng dao.
Câu 3:
Tinh bột và xenlulozo là
Chọn B
Từ 10 mắt xích monosaccarit trở lên thì có thể gọi là polisaccarit
Tinh bột và xenlulozo có thể từ đến vài ngàn, đến hàng triệu mắt xích glucozo.
Câu 4:
Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
Chọn D
Metyl acrylat Þ Este này tạo từ ancol metylic (CH3OH) và axit acrylic (C2H3COOH)
Þ Cấu tạo là C2H3COOCH3.
Câu 5:
Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HC1. Khối lượng muối thu được là
Chọn A
nC2H5NH2 = 4,5/45 = 0,1 Þ nHCl phản ứng = 0,1
BTKL Þ mMuối = 4,5 + 0,1x36,5 = 8,15 gam.
Câu 6:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?
Chọn D
Phương pháp nhiệt luyện thường dùng để điều chế kim loại trung bình. Nguyên tắc là nung nóng oxit kim loại cùng các chất có tính khử như H2, CO, C,... hoặc kim loai manh như Al để khử các oxit kim loại thành kim loại đơn chất.
Câu 7:
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
Chọn C
Kim loại thì đều có số oxi hóa là 0, đa số có số electron hóa trị 1 à 3 nên có xu hướng cho electron để tăng số oxi hóa của mình và làm giảm số oxi hóa của các chất khác.
Vậy tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử.
Câu 9:
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
Chọn C
Este có nhiệt độ sôi, nóng chảy thấp hơn nhiều so với ancol và axit có phân tử khối gần nó.
Chỉ có đáp án c là este HCOOCH3 xếp trước ancol và axit.
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
Chọn B
Kim loại hóa trị II Þ nM = nH2 = 0,6 Þ MM = 14,4/0,6 = 24 (Mg).
Câu 13:
Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng) là
Chọn C
Chất bị oxi hóa khi tác dụng với HNO3 thì phải chưa đạt hóa trị tối đa Trong dãy trên có 4 chất là: FeO, Fe(OH)2, FeSO4 và Fe3O4.
Câu 15:
Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hoá, nhận định nào sau đây đúng?
Chọn C
Fe và C thì Fe đương nhiên có độ hoạt động kim loại cao hơn do đó thế oxi hóa khử cũng thấp hơn Þ Fe bị oxi hóa trước.
Trong ăn mòn điện hóa thì cực dương là catot và là nơi xảy ra sự khử (khử O2/H2), cực âm là anot và là nơi xảy ra sư oxi hóa (oxi hóa Fe).
Câu 16:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
Chọn D
Đáp án D đúng vì muối natri của glyxin có cấu tạo là NH2CH2COONa, không còn gốc axit COOH nên sẽ thiên về tính bazơ hơn (pH > 9).
Câu 18:
Cho 500 ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozo đã dùng là
Chọn A
nAg = 10,8/108 = 0,1 Þ nGlucozo = 0,1/2 = 0,05
Vậy CM = 0,05/0,5 = 0,1M.
Câu 19:
Cho các phát biểu sau:
(1) Các chất béo chỉ chứa các gốc axit béo không no là chất lỏng;
(2) Các amino axit là chất rắn, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy khá cao;
(3) Dung dịch các oligopeptit đều hòa tan được Cu(OH)2 cho phản ứng màu tím biure;
(4) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí không mùi và làm xanh quỳ tím ẩm.
Số phát biểu đúng là
Chọn B
Có 2 phát biểu đúng là (1) và (2)
(3) sai vì đipeptit cũng thuộc oligopeptit nhưng không cho phản ứng màu tím biure
(4) sai vì CH3NH2 có mùi khai.
Câu 20:
Peptit X có công thức cấu tạo sau: Ala-Gly-Glu-Lys-Ala-Gly-Lys. Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được tối đa số đipeptit là
Chọn C
Có 5 đipeptit có thể thu được là: Ala-Gly; Gly-Glu; Glu-Lys; Lys-Ala và Gly-Lys.
Câu 21:
X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi so với CO2 là 2. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dung dịch NaOH dư, thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Chọn A
MX = 44x2 = 88 Þ X có CTPT là C4H8O2 Þ nX = 4,4/88 = 0,05 = nMuối
Þ MMuối = 4,1/0,05 = 82 Þ Muối là CH3COONa Þ X là CH3COOC2H5
Câu 23:
Hỗn hợp X gồm 2 este thơm là đồng phần của nhau có công thức C8H8O2. Lấy 34 gam X thì tác dụng được tối đa với 0,3 mol NaOH. Số cặp chất có thể thỏa mãn X là
Chọn D
nX = 34/136 = 0,25 < nNaOH Þ 1 trong 2 este thơm phải là este của phenol
- Có 2 este không phải este phenol là: C6H5COOCH3 và HCOOCH2C6H5
- Có 4 este phenol là: HCOOC6H4CH3 (3 đồng phân) và CH3COOCH5
Vậy tổng cộng có 2x4 = 8 cặp X thỏa mãn.
Câu 24:
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (ở đktc). Trung hòa X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là
Chọn A
nH2SO4 = 0,02 Þ nOH- trong X = 0,04 = nK + nNa Þ nH2 = 0,04/2 = 0,02
Þ V = 0,02x22,4 = 0,448
Câu 26:
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
Chọn C
nH2O = 39,6/18 = 2,2;
BTNT.O Þ nO trong X = 2,28x2 + 2,2 - 3,26x2 = 0,24 Þ nX = 0,24/6 = 0,04
BTKL Þ a = 2,28x44 + 39,6 - 3,26x32 = 35,6
BTKL Þ 35,6 + 0,04x3x40 = b + 0,04x92 Þ b = 36,72.
Câu 28:
Thủy phân hoàn toàn m gam este HCOOC6H4OH (chứa vòng thơm) bằng một lượng vừa đủ KOH, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 40,5 gam muối. Giá trị của m là
Chọn A
Phản ứng thủy phân: HCOOC6H4OH (a mol) + KOH à HCOOK (a mol) + C6H4(OH)2 (a mol) C6H4(OH)2 có 2 nhóm OH gắn trực tiếp vào vòng thơm nên vẫn còn tính axit
Phản ứng axit - bazơ: C6H4(OH)2 (a mol) + 2KOH à C6H4(OK)2 (a mol) + 2H2O
Þ 40,5 = 84a + 186a Þ a = 0,15 Þ m = 138x0,15 = 20,7
Câu 29:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng vói dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
Chọn B
mO trong X = 41,2m/100 = 0,412m Þ nO = 0,412m/16 = 0,02575m
Þ nCOOH trong X = 0,02575m/2 = 0,012875m = nH2O tạo thành = nNaOH phản ứng
BTKL Þ m + 40x0,012875m = 20,532 + 18x0,012875m Þ m = 16.
Câu 30:
Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 bằng với số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este này là
Chọn A
nCO2 = nO2 Þ Xem như O2 chỉ phản ứng với C còn H không cần O Þ X có dạng Cn(H2O)m
Mà X đơn chức Þ m = 2;Xno Þ n = m = 2 Þ Xcó CTPT là C2H4O2
Chỉ có 1 este thỏa là HCOOCH3.
Câu 31:
Cho 0,1 mol a-amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol HC1. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HC1 dư, sau đó cô cạn cẩn thận thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là
Chọn A
X phản ứng với HC1 ti lệ 1 :1 Þ X có 1 nhóm –NH2 trong phân tử Phản ứng X + HC1 à Muối (không còn chất nào khác)
BTKL Þ 26,7 + mHCl = 37,65 Þ nHCl = (37,65 - 26,7)/36,5 = 0,3 Þ Mx = 26,7/0,3 = 89
Þ X là alanin.
Câu 32:
Peptit X có cấu tạo H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH(COOH)CH2CH2CH2CH2NH2. Tên viết tắt của X là
Chọn C
H2NCH2CO-NHCH(CH3)CO-NHCH(COOH)CH2CH2CH2CH2NH2
Gly Ala Lys.
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2 và Ba(OH)2 thì thu được hai chất kết tủa;
(2) Trong tự nhiên, kim loại kiềm thố chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất;
(3) Trong dung dịch ion Ag+ khử được ion Fe2+;
(4) Dùng phương pháp đun sôi để làm mềm nước cứng vĩnh cừu;
(5) Cho Al tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được kết tủa và khí;
(6) Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.
Số phát biểu đúng là
Chọn A
Có 2 phát biểu đúng là (2) và (6)
(1) Sai vì CO2 dư sẽ không còn BaCO3 mà chỉ có 1 kết tủa Al(OH)3
(2) Đúng vì kim loại kiềm và kiềm thổ rất mạnh, không thể tồn tại dạng đơn chất trong tự nhiên.
(3) Sai vì Ag+ làm Fe2+ tăng số oxi hóa (lên Fe3+) nên Ag+ đang oxi hóa Fe2+
(4) Sai vì nước cứng vĩnh cửu không thể làm mềm bằng đun sôi mà phải tạo kết tủa
(5) Sai vì Al phản ứng với NaOH tạo Na[Al(OH)4] và H2 và không có kết tủa
(6) Đúng vì trong gang C chiếm từ 2% đến 5% còn thép thì C chiếm từ 0,01% đến 2%.
Câu 37:
Cho các nhận xét sau đây:
(1) Hợp chất CH3COONH3CH3 có tên gọi là metyl aminoaxetat;
(2) Cho glucozo vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thấy cốc chuyển sang màu đen và có bọt khí sinh ra;
(3) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh;
(4) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản chỉ thu được hỗn hợp các a-aminoaxit;
(5) Fructozơ và glucozơ là đồng phân cấu tạo của nhau;
(6) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (bằng H2, xúc tác Ni, đun nóng) thu được tristearin.
Số nhận xét đúng là
Chọn B
Có 4 nhận xét đúng là (2), (4), (5) và (6)
(1) Sai vì đây là metylamoni axetat còn metyl aminoaxetat là NH2COOCH3
(2) Đúng vì H2SO4 đặc có tính háo nước sẽ rút H2O của đường còn lại cacbon (màu đen) và khí là do C phản ứng với H2SO4 tạo CO2 và SO2
(3) Sai vì anilin không làm đổi màu cả phenolphtalein và quỳ tím
(4) Đúng vì protein đơn giản chỉ tạo từ các a-aminoaxit, protein phức tạp mới có thêm các thành phần phi protein.