Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 7)
-
3680 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Số đồng phân cấu tạo este có công thức phân tử C4H8O2 là
Chọn D
HCOOC3H7 (2 đồng phân); CH3COOC2H5; C2H5COOCH3
Vậy có 4 đồng phân cấu tạo este
Câu 3:
Dãy gồm các chất không tác dụng với dung dịch NaOH là
Chọn C
NaOH là một bazơ mạnh Þ Không tác dụng với muối trung hòa có tính bazơ như NaAlO2 và Na2CO3, ngoài ra NaOH không tác dụng với NaCl vì không tạo kết tủa, khí hay chất điện li yếu.
Đáp án A sai vì Al2O3 và AlCl3 có thể phản ứng
Đáp án B và D sai vì cả 6 chất đều có thể phản ứng.
Câu 4:
Phương án nào sau đây không đúng?
Chọn D
Đáp án D không đúng vì thạch cao nung (CaSO4.H2O) mới được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bột bó khi gãy xương,…
Câu 7:
Kim loại tác dụng mạnh với H2O ở điều kiện thường là
Chọn D
Kim loại kiềm, kiềm thổ (trừ Be, Mg) đều phản ứng với H2O ở điều kiện thường.
Mg phải đun nóng mới phản ứng, Be không phản ứng ở mọi điều kiện.
Câu 9:
Mạch tinh thể kim loại chủ yếu gồm
Chọn A
Mạng tinh thể chủ yếu gồm các ion dương kim loại có vị trí cố định và các electron tự do.
Nguyên tử vẫn có nhưng thời gian tồn tại rất ngắn, hầu như không có.
Câu 11:
Công thức phân tử của fructozơ là
Chọn C
2 chất glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau với CTPT là C6H12O6.
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây sai?
Chọn A
Triolein là chất béo không no Þ Phải ở thể lỏng
Câu 13:
Tác nhân gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?
Chọn A
Các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2 (nguyên nhân chính), CFC, CH4,…
Câu 15:
Hai chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
Chọn B
Đáp án A, C và D sai vì CH3NH2 và H2NCH2COONa là bazơ Þ Không phản ứng với NaOH
Đáp án B có chất đầu tiên chứa nhóm ClNH3- có tính axit mạnh nên có thể phản ứng với NaOH, chất sau cùng chứa nhóm chức este –COO- nên có thể bị thủy phân trong NaOH.
Câu 16:
Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinyl fomat, tristearin, etyl fomat. Số chất khi tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH (đun nóng), sản phẩm thu được có ancol là:
Chọn B
Phenyl axetat là CH3COOC6H5 Þ Khi thủy phân không thu được ancol mà tạo 2 muối
Vinyl fomat là HCOOCH=CH2 Þ Khi thủy phân không thu được ancol mà là anđehit
Tristearin là (C17H35COO)3C3H5 Þ Có thể thủy phân tạo ancol 3 chức glixerol
Etyl fomat là HCOOC2H5 Þ Có thể thủy phân tạo ancol etylic.
Câu 19:
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất:
Chọn C
AgNO3 dư Þ Fe lên hóa trị cao nhất là Fe (III) Þ Không thể có Fe2+trong dung dịch
Câu 22:
Trường hợp nào sau đây tạo hợp chất Fe(II)?
Chọn B
Đáp án A sai, khí Cl2 là chất oxi hóa rất mạnh Þ Chỉ tạo ra FeCl3
Đáp án B đúng, với các axit thông thường như H2SO4 loãng hay HCl thì tạo muốn Fe2+
Đáp án C và D sai, HNO3 và Ag+ dư nên không thể còn Fe2+ trong dung dịch Þ Chỉ có Fe3+
Câu 24:
Polipropilen, poli(vinyl clorua) lần lượt là sản phẩm trùng hợp của
Chọn C
Polipropilen là sản phẩm trùng hợp của propilen có CTPT là C3H6
Poli(vinyl clorua) là sản phẩm trùng hợp của vinyl clorua có CTPT là C2H3Cl.
Câu 25:
Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, dẻo) gây nên chủ yếu bởi yếu tố nào sau đây?
Chọn A
Các tính chất vật lý chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại quyết định. Ngoài ra, khối lượng riêng, tính cứng là do mạng tinh thể kim loại gây nên.
Câu 28:
Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 thì thu được 19,7 gam kết tủa. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH thì thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của V và a tương ứng là
Chọn D
nCO2 dùng ở 2 thí nghiệm là như nhau nhưng TN2 cho nhiều BaCO3 hơn TN1
Þ Trong dung dịch sau phản ứng của TN1 còn Ba2+ cùng với CO32− hoặc HCO3-
Þ Dung dịch sau phản ứng của TN1 chỉ có Ba(HCO3)2.
Vậy ở TN1 bản chất là giống thí nghiệm 1 tạo ra 0,1 mol BaCO3 và dung dịch có a – 0,1 mol Ba(HCO3)2
Lượng NaOH thêm vào là a > nBa(HCO3)2 Þ Toàn bộ Ba2+ đã kết tủa
Þ a – 0,1 = 0,1 Þ a = 0,2; BTNT.C Þ nCO2 = 0,1 + 0,1.2 = 0,3 Þ V = 6,72.
Câu 30:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(2) Sục khi CO2 dư vào dung dịch NaOH
(3) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(4) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3.
(5) Cho Fe vào dung dịch HNO3.
(6) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3.
Số thí nghiệm sau phản ứng còn lại dung dịch luôn chứa một muối là
Chọn A
Có 2 thí nghiệm chứa 1 muối là (2) chỉ chứa NaHCO3 và (4) chỉ chứa FeCl2 trong dung dịch
Thí nghiệm (1) chứa 2 muối Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
Thí nghiệm (3) chứa 2 muối là NaHCO3 và Na2CO3
Thí nghiệm (5) có thể chứa 2 muối là Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
Thí nghiệm (6) có thể chứa 2 muối là Mg(NO3)2 và NH4NO3
Câu 33:
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Các polisaccarit đều cho được phản ứng thủy phân;
(2) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ;
(3) Không thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc;
(4) Glucozơ làm mất màu nước brom;
(5) Thủy phân saccarozơ trong axit, các sản phẩm đều cho phản ứng tráng gương.
Số phát biểu đúng là
Chọn B
Tất cả phát biểu đều đúng
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong peptit mạch hở amino axit đầu N có nhóm NH2.
(2) Dung dịch lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(3) Các dung dịch của amino axit đồng đẳng của glyxin có pH = 7.
(4) 1 mol Val-Glu tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3 mol KOH.
(5) Protein có phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu tím đặc trưng.
Số phát biểu đúng là:
Chọn A
Có 4 phát biểu đúng là (1), (2), (4) và (5)
Phát biểu (3) sai, các amino axit dạng NH2-CnH2n-COOH hơi có tính axit chứ không phải hòan toàn trung hòa, pH trong khoảng 6-7.
Câu 39:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;
(2) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2;
(3) Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3;
(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2;
(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3;
(6) Sục khí NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
Chọn A
Có 4 thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là (1), (4), (5) và (6)
Thí nghiệm (1) có Na phản ứng với H2O trước tạo NaOH, chính OH- phản ứng với Cu2+ tạo kết tủa Cu(OH)2
Thí nghiệm (2) vì HCl dư nên Al(OH)3 bị hòa tan hết tạo AlCl3 Þ Không có kết tủa
Thí nghiệm (3) vì NaOH dư nên Al(OH)3 bị hòa tan hết tạo Al(OH)4- Þ Không có kết tủa
Thí nghiệm (4) dù CO2 dư nhưng tính axit của H2CO3 không đủ mạnh để hòa tan Al(OH)3
Þ Có kết tủa Al(OH)3 sau phản ứng
Thí nghiệm (5) có Fe3+ phản ứng oxi hóa H2S tạo S kết tủa: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S↓ +2HCl
Thí nghiệm (6) dù NH3 dư nhưng tính bazơ của NH4OH không đủ mạnh để hòa tan Al(OH)3
Þ Có kết tủa Al(OH)3 sau phản ứng.