Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO

Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 19)

  • 2592 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Hỗn hợp X gồm metan, propen và isopropen. Đốt cháy hoàn toàn 9,00 gam X cần vừa đủ 22,176 lít O2 (đktc). Mặt khác,  a mol X phản ứng tối đa với 0,06 mol brom. Giá trị của a là:

Xem đáp án

Chọn D

Vì: Ta thấy ( Về số C và H)

=> Quy đổi hỗn hợp về CH4: x (mol) và C5H8: y (mol) vẫn đảm bảo về số liên kết pi

Phản ứng đốt cháy:

CH4 + 2O2  t°  CO2 + 2H2O

a      → 2a                                    (mol)

C5H8 + 7O t°  5CO2 + 4H2O

b      → 7b                                   (mol)

Giải hệ phương trình: 

 

Xét trong a mol X nC5H8 = ½ nBr2 = ½. 0,06 = 0,03 (mol)

=> a mol X có số mol CH4 là  0,03.0,180,09=0,06mol

=> a = nCH4 + nC5H8 = 0,06 + 0,03 = 0,09 (mol)

 


Câu 5:

Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, mạch hở Y và Z ( Z có nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,53 mol O2. Mặt khác, thủy phân hết m gam X cần dung dịch chứa 0,3 mol KOH sau phản ứng thu được 35,16 gam hỗn hợp muối T và một ancol no, đơn chức, mạch hở Q. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp muối T ở trên cần vừa đủ 1,08 mol O­2. Công thức của Z là

Xem đáp án

Chọn A

Gọi CTPT của 2 este là RCOOR’: 0,3 (mol) ( vì este đơn chức nên = nKOH)

Lượng O2 dùng để đốt X = lượng O2 để đốt T + ancol

=> nO2 (đốt ancol) = 1,53 – 1,08 = 0,45 (mol)

Gọi CTPT của ancol no, đơn chức, mạch hở là CnH2n+2O

CnH2n+2O + 1,5nO2 → nCO2 + (n +1)H2O

1 (mol) → 1,5n (mol)

0,3 (mol) → 0,45 (mol)

=> 0,3.1,5n = 0,45 => n = 1

Vậy CT của ancol là CH3OH: 0,3 (mol)

BTKL ta có: mX + mKOH = mmuối + mancol

=> mX = 35,16 + 0,3.32 – 0,3.56 = 27,96 (g)

Gọi a và b là số mol CO2 và H2O khi đốt cháy X

Gọi k là độ bất bào hòa của 2 este

1 este phải có 3 liên kết pi trong phân tử

=> Z có CTPT là C5H6O2


Câu 6:

Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 75%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,03 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 6 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn D

(C6H10O5)n → nC6H12O6  → 2nC2H5OH +2nCO2 ( %H = 75%)

Vì lượng NaOH cần dùng ít nhất để thu được kết tủa lớn nhất => phản ứng xảy ra theo tỉ lệ mol NaOH : Ba(HCO3) = 1 : 1

Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3↓ + NaHCO­3 + H2O

0,006 (mol)←0,006 (mol)

BTNT Ba => nBaCO3 (1) = nBa(OH)2 – nBa(HCO3) = 0,03 – 0,006=0,024 (mol)

BTNT C => nCO2 = nBaCO3(1) + 2nBa(HCO3) = 0,024 + 2.0,006 = 0,036 (mol)

Từ sơ đồ => ntb = ½ nCO2 = 0,018 (mol)

=> mtb lí thuyết = 0,018.162=2,916 (g)

Vì H = 75% => mtb­ thực tế cần lấy = mtb lí thuyết : 0,75 = 3,888(g)


Câu 7:

Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là 

Xem đáp án

Chọn B

Các kim loại kiềm trong dãy là: Li, Na => có 2 kim loại


Câu 8:

Dung dịch CuSO4 có màu nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn C

Dung dịch CuSO4 có màu xanh 


Câu 11:

Cho 5,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí ở đktc, khối lượng muối có trong Y là

Xem đáp án

Chọn D

nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol) => nSO42-= nH2 = 0,15 (mol)

BTKL : mmuối = mKL + mSO42- = 5,2 + 0,15.96 = 19,6 (gam)


Câu 12:

Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần dùng 0,87 mol H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 111,46 gam muối sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu ( có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Tỉ khối hơi của Z so với H2 là 3,8. Phần trăm khối lượng Mg trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

nZ = 5,6 : 22,4 = 0,25 (mol); MZ = 3,8.2 = 7,6 (g/mol)

=> mZ = 0,25. 7,6 = 1,9 (g)

Gọi x và y là số mol của NO và H2

BTKL: mX + mH2SO4 = mY + mZ + mH2O

=> mH2O =  38,36 + 0,87.98 – 111,46 – 1,9 = 10,26 (g)

 => nH2O = 0,57 (mol)

BTNT H => nNH4+ = (2nH2SO4 – 2nH2 – 2nH2O )/4  = (2.0,87 – 2.0,2 – 2. 0,57)/4 = 0,05 (mol)

BTNT N: nFe(NO3)2 = ( nNO + nNH4+)/2 = ( 0,05+ 0,05)/2 = 0,05 (mol)

BTNT O: 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 = nNO + nH2O  => nFe3O4 = ( 0,05 + 0,57 – 6. 0,05)/4 = 0,08 (mol)

BTKL:  mMg = mX – mFe3O4 – mFe(NO3)2 = 38,36 – 0,08.232 – 0,05. 180 = 10,8 (g)

%Mg = (10,8 : 38,36).100% = 28,15%


Câu 14:

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,615 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,40 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là 

Xem đáp án

Chọn C

Ta thấy:

Glyxin = NH3 + CH2 + CO2

Ala = NH3 +2CH2 + CO2

Val = NH3 + 4CH2 + CO2

CH3NH2 = NH3 +CH2

C2H5NH2 = NH3 + 2CH2

Quy đổi X thành NH3: 0,18 (mol) ; CH2 : x (mol) ; CO2 : y (mol)

PTHH đốt cháy:

4NH3 + 3O2 t0→→t0 2N2 + 6H2O

0,18 → 0,135 (mol)

CH2 + 1,5O2 → CO + H2O

x     → 1,5x           → x                    ( mol)

∑ nO2 = 0,135 + 1,5x = 0,615 (1)

∑ nCO2= x + y = 0,4 (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,32 và y = 0,08 (mol)

=> nNaOH = nGly + nAla + nVal = nCO2 = 0,08 (mol)


Câu 15:

Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl ( tỉ lệ mol tương ứng 1: 3) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 2A.Sau thời gian điện phân t ( giờ) thu được dung dịch Y ( chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 12,45 gam so với dung dịch X. Dung dịch Y phản ứng vừa hết với 3,06 gam Al2O3. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước, hiệu suất điện phân 100%. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn D

Gọi số mol của CuSO4 và NaCl lần lượt là x và 3x (mol)

Thứ tự điện phân các chất tại catot và anot

Tại catot:   

Cu2+  +2e → Cu↓   

2H2O + 2e → 2OH- + H2    

Tại anot:

2Cl- → Cl2 + 2e

2H2O → 4H+ + O2↑ + 4e

Vì nCl- = 3nCu2+ và chất tan thu được hòa tan được Al2O3 => Cl- điện phân hết.

2 chất tan thu được là Na2SO4 : x ( mol) ;  NaOH: (3x – 2x) = x (mol)

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

0,06     ← 0,03                                  (mol)

=> x = nNaOH = 0,06 (mol)

Tại catot: Cu: 0,06 mol; nH2 = a (mol)

Tại anot: Cl2: 0,09 mol; nO2 = b (mol)

=> ∑ ne = 0,06.2 + 2.0,15 = 0,42 (mol)

Áp dung CT ta có: ne = It/F => t = 0,42.96500/2 = 20265 (s) = 5,63 (giờ)

Gần nhất với 5,6 giờ


Câu 16:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho thanh nhôm vào dung dịch HNO3 đặc ở nhiệt độ thường.

(b) Cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch NaOH.

(c) Cho SiO2 vào dung dịch HF.

(d) Cho NaOH vào dung dịch NaHCO3.

(e) Sục khí NH3 vào dung dịch CuSO4.

(f) Sục khí CO2  vào dung dịch NaOH.

Số thí nghiệm không xảy ra phản ứng hóa học là 

Xem đáp án

Chọn A

a) Al thu động với HNO3 đặc nguội do vậy không có phản ứng

b) K2CO3 + NaOH → không xảy ra vì không tạo kết tủa hoặc chất bay hơi

c) SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

d) NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

e) 2NH3 + 2H2O + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + (NH4)2SO4

Nếu NH3 dư: 4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)4](OH)2

f) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

hoặc CO2 + NaOH → NaHCO3

=> Có 2 phản ứng không xảy ra


Câu 17:

Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ dưới đây:

Khí X là

Xem đáp án

Chọn C

Từ hình vẽ ta thấy khí X nặng hơn không khí vì thu khí X bằng cách để ngửa bình

=> Trong các Chọn C chỉ có CO2 là khí nặng hơn không khí


Câu 18:

Chất nào sau đây không phải là chất hữu cơ? 

Xem đáp án

Chọn D

CO2 không phải là hợp chất hữu cơ


Câu 19:

Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng? 

Xem đáp án

Chọn C

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tác dụng được với H2SO4 loãng


Câu 20:

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe cho vào 500 mol dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20 gam chất rắn Z và dung dịch E. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E, lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp 2 oxit. Nồng độ mol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là

Xem đáp án

Chọn A

+ Thứ tự phản ứng:

Mg, Fe

AgNO3, Cu(NO3)2

+ Do khi cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E, lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu hỗn hợp 2 oxit nên AgNO3 và Cu(NO3)2 phản ứng hết, Mg hết.

Gọi số mol AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là x, y.

+ 2 oxit: Fe2O3 và MgO (0,15) => mFe2O3 = 8,4-0,15.40 = 2,4 gam => nFe2O3 = 0,015 mol

=> nFe pư = 0,015.2 = 0,03 mol

+ Khối lượng chất rắn Z: mZ = mFe dư + mAg + mCu => 0,07.56 + 108x + 64y = 20 (1)

+ BT e: 2nMg pư + 2nFe pư =  nAg + 2nCu => 2.0,15 + 2.0,03 = x+2y (2)

Giải (1) và (2) => x = 0,06; y = 0,15

Nồng độ AgNO3 và Cu(NO3)2 ban đầu là 0,12M và 0,3M


Câu 21:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch iot

Hợp chất màu tím

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag

Z

Nước Brom

Mất màu nước brom, xuất hiện kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y,Z lần lượt là

Xem đáp án

Chọn C

X tạo hợp chất màu xanh tím với dd iot => X là tinh bột

Y phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo ra Ag => Y là glucozo

Z làm mất màu dd nước brom và tạo ra kết tủa trắng => Z là anilin hoặc phenol

Theo các Chọn thì Chọn C là phù hợp


Câu 22:

Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thấy kết tủa tan. Chất X là 

Xem đáp án

Chọn C

AgNO3 + X → T↓

T↓ + HNO3dư →

=> T phải là kết tủa có gốc axit yếu hơn HNO3

=> chỉ có Chọn (NH4)3PO4 phù hợp

(NH4)3PO + AgNO3 → NH4NO3 + Ag3PO4↓ vàng

Ag3PO4↓ + 3HNO3 → 3AgNO3 + H3PO4


Câu 23:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.

(b) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 5a mol H2SO4 loãng.

(c) Cho khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(g) Cho Al vào dung dịch HNO3 dư ( phản ứng thu được chất khử duy nhất là khí NO).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là:

Xem đáp án

Chọn B

a) 3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓+ NaCl => thu được 1 muối

    3a              a  (mol)

b) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O => thu được 2 muối

     a      → 4a (mol)

c)  2CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 => thu được 1 muối

d) Cu + Fe2(SO4)3 dư → CuSO4 + FeSO4 => thu được  3 muối

e) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + CO2 + 2H2O => thu được 2 muối

g) Al+ 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O => thu được duy nhất 1 muối

Vậy chỉ có 2 thí ngiệm b, e thu được 2 muối


Câu 24:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, KHCO3 ( có tỉ lệ mol lần lượt là 5 :4: 2) vào nước dư, đun nóng. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa

Xem đáp án

 

Chọn C

BaO + H2O → Ba(OH)2

5                 → 5(mol)

Ba(OH)2 + NH4HCO3 → BaCO3↓ + NH3 + 2H2O

4           ← 4           (mol)

Ba(OH)2 + 2KHCO3 → BaCO3↓ + K2CO3 + H2O

1            ← 2 (mol)

Vậy dd Y chỉ chứa K2CO3

 


Câu 25:

Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,40 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì dùng hết 0,58 mol AgNO3, kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lít NO (đktc). Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3. Giá trị của m gần nhất với: 

Xem đáp án

Vì dd Y + AgNO3 thoát ra khí NO

=> trong Y phải có H+ dư và Fe2+

4H+ + NO3- + 3e→ NO + 2H2O

0,4                          → 0,1   (mol)

=> nNO(1) = ∑ nNO – nNO(2) = 0,1 – 0,02

= 0,08 (mol)

BTNT N : nFe(NO3)2 = 1/2 nNO(1) = 0,08/2

= 0,04 (mol) = c  (1)

BTKL: mX = 127a + 64b +180c = 23,76  (2)

BTĐT đối với dd Z : 3(a+c) +2b = 0,56  (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,08 (mol);

b = 0,1 (mol); c = 0,04 (mol)

BTNT Cl: nAgCl = nCl- = 2a+ 0,4 =

2.0,08 + 0,4 = 0,56 (mol)

BTNT Ag: nAg = ∑ nAgCl – nAgCl

= 0,58 – 0,56 = 0,02 (mol)

=> Khối lượng kết tủa: m = mAgCl + mAg

= 0,56.143,5 + 0,02.108 = 82,52 (g)

Gần nhất với 82 gam


Câu 26:

Cho m gam hỗn hợp Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 1,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn B

Rắn không tan là Al dư => mAl dư = 1,35 (g)

nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)

Gọi số mol Na = số mol Al pư = a (mol)

BT e ta có: nNa + 3nAl = 2nH2 => a + 3a = 2. 0,1

=> a = 0,05 (mol)

=> m = mNa + mAl pư + mAl dư = 0,05.23 + 0,05.27 + 1,35 = 3,85 (g)


Câu 27:

Cho 0,15 mol tristearin ( (C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn A

nC3H5(OH)3 = n(C17H35COO)3C3H5 = 0,15 (mol)

=> mC3H5(OH)3 = 0,15.92 = 13,8 (g)


Câu 28:

Một este X có công thức phân tử là C3H6O2 và không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của este X là 

Xem đáp án

Chọn C

Este không tham gia phản ứng tráng bạc => không phải là este tạo bởi axit fomic (HCOOH)

Vậy CTCT của este X có CTPT C3H6O2 là CH3COOCH3


Câu 29:

Phân tử polime nào sau đây chứa ba nguyên tố C, H và O ? 


Câu 30:

Cho m gam alanin phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 27,75 gam. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn D

Alanin có công thức là: CH3-CH2(NH2)-COOH

CH3-CH2(NH2)-COOH + NaOH → CH3-CH2(NH2)-COONa + H2O

nAla-Na = 27,75/111 = 0,25 (mol)

=> nAla = nAla-Na = 0,25 (mol) => mAla = 0,25.89 = 22,25 (g)


Câu 31:

Công thức của crom(III) oxit là 


Câu 32:

Hợp chất KCl được sử dụng làm phân bón hóa học nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn B

KCl có chứa nguyên tố K => được dùng làm phân kali


Câu 33:

Chất nào sau đây là chất điện li yếu?


Câu 34:

Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric, ….gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu: 

Xem đáp án

Chọn B

Các axit oxalic, axit tactric có vị chua => ta dùng Nước vôi trongdo nước vôi trong có môi trường bazo (OH-) kết hợp với H+ của axit => dẫn đến giảm được vị chua

OH+  H+ → H2O


Câu 37:

Cho m gam bột sắt vào dung dịch chứa 0,12 mol Cu(NO3)2 và 0,12 mol H2SO4 ( loãng), thấy thoát ra khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và sau phản ứng thu được 3,84 gam kết tủa. giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn C

Sau phản ứng thu được chất rắn => có phản ứng Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓

Nếu tất cả Cu2+ chuyển thành Cu => mCu = 0,12.64 = 7,68 (g) > 3,84 (g)

Vậy Cu2+ không chuyển hết thành Cu, tức Fe phản ứng hết => do vậy Fe phản ứng chỉ tạo muối Fe2+

nCu = 3,84/64 = 0,06 (mol)

3Fe2+ + 8H+ + 2NO3- → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O  (Tính toán theo số mol của H+ chứ không theo NO3-)

0,09 ← 0,24 →0,06   (mol)

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓

0,06                    ← 0,06         (mol)

=> ∑ mFe = (0,09 + 0,06). 56 = 8,4 (g)


Câu 39:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu thị trên đồ thị sau:

Tỉ lệ y : x là:

Xem đáp án

Chọn A

Khi cho dd OH-  vào hỗn hợp gồm H+ và muối Al3+

Sẽ xảy ra các phản ứng hóa học theo thứ tự sau:

 (1) OH- + H+ → H2O      

(2) OH- + 3Al3+ → Al(OH)3     

(3) OH- + Al(OH)3↓ → AlO2- + 2H2O 

Khi phản ứng (1) kết thúc , bắt đầu xảy ra (2) thì xuất hiện kết tủa => đồ thị bắt đầu đi lên

Khi đồ thị đi lên từ từ đến điểm cực đại => xảy ra phản ứng (1) và (2)

Ta có công thức nhanh: nOH- = 3n + nH+

Khi đồ thị bắt đầu đi xuống => phản ứng (3) xảy ra, kết tủa bắt đầu bị hòa tan dần dần đến hết

=> Ta có công thức tính nhanh: nOH- = 4nAl3+ - n + nH+

Từ đây ta có các phương trình sau:


Câu 40:

Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 5,58 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 6,608 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 4,68 gam nước; Mặt khác 5,58 gam E tác dụng tối đa với đung dịch chứa 0,02 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là 

Xem đáp án

Chọn B

nO2 = 6,608/ 22,4 = 0,295 (mol) ; nH2O = 4,68/18 = 0,26 (mol)

Bảo toàn khối lượng: mE + mO2 = mH2O + mCO2

=> mCO2 = 5,58 + 0,295.32 – 4,68 = 10,34 (g)

=> nCO2 = 10,34 / 44 = 0,235 (mol)

Ta thấy nH2O > nCO2 => ancol no, hai chức

BTNT O: nO( trong Z) =  2nCO2 + nH2O – nO2

=> 2x + 2y + 4z = 2. 0,235 + 0,26 -0,295.2

=> 2x + 2y + 4z = 0,14  (1)

E phản ứng tối đa với 0,02 mol Br2 nên: x + 2z = 0,02 (2)

Từ sự chênh lệch số mol H2O và CO2 ta có: y – x – 3z = 0,025 (3)

Từ (1), (2) và (3) => x = 0,01; y = 0,05 ; z = 0,005 (mol)

Số nguyên tử cacbon trung bình trong E: 

Khối lượng axit và este trong E là: mX,Y,Z = mE – mT = 5,58 – 0,05.76 =1,78 (g)

Cho E tác dụng với KOH dư chỉ có X,Y,Z phản ứng;

nKOH = x + 2z = 0,02 (mol) ; nH2O = x = 0,01 (mol) ; nC3H8O2 = z = 0,005 (mol)

BTKL ta có: mmuối = mX,Y,Z + mKOH – mH2O = 1,78 + 0,02.56 – 0,005.76- 0,01.18 = 2,34 (g)


Bắt đầu thi ngay