Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 11)

  • 3545 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO2

Xem đáp án

Chọn D

Ghi nhớ: tất cả các axit hữu cơ đều mạnh hơn axit H2CO3 nên đẩy được anion CO32-  ra khoir dung dịch muối.

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O


Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol CH3COOC2H5, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là 

Xem đáp án

Chọn C

C4H8O2 → 4CO2

0,15 →  0,6  (mol)

=> VCO2 = 0,6. 22,4 = 13,44 (lít)


Câu 4:

Cho dãy các kim loại: Na, Al, W,Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là 

Xem đáp án

Chọn D

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại theo thứ tự: W > Fe > Al > Na

Vậy W có nhiệt độ nóng chảy cao nhất


Câu 5:

Dung dịch nào sau đây không tác dụng với Fe(NO3)2

Xem đáp án

Chọn C

MgSO4 không tác dụng được với Fe(NO3)3

Còn AgNO3, Ba(OH)2, HCl tác dụng được với Fe(NO3)3 theo phương trình sau:

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

Ba(OH)2 + Fe(NO3)2 → Ba(NO3)2 + Fe(OH)2

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O


Câu 6:

Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng 

Xem đáp án

Chọn A

Để xử lí chất thải có tính axit thì ta phải dùng chất có tính bazo để trung hòa hết lượng axit thải ra

=> dùng nước vôi


Câu 7:

Protein có phản ứng màu biure với chất nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn C

Protein có phản ứng với dd Cu(OH)2 sinh ra phức chất có màu tím đặc trưng.


Câu 8:

Dung dịch NaOH phản ứng được với dung dịch của chất nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn C

NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O


Câu 9:

Cho các ứng dụng: dùng làm dung môi (1); dùng để tráng gương (2); dùng làm nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, dùng làm dược phẩm (3); dùng trong công nghiệp thực phẩm (4). Những ứng dụng của este là

Xem đáp án

Chọn B

Các ứng dụng của este là:

(1) dùng làm dung môi (do este có khả năng hòa tan tốt các chất hữu cơ, kể cả các hợp chất cao phân tử)

(3) dùng làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo, dùng làm dược phẩm

(4) Dùng trong công nghiệp thực phẩm ( vì 1 số este có mùi  thơm của hoa quả)


Câu 10:

Trong quá trình điện phân dung dịch KCl, ở cực dương ( anot) xảy ra 


Câu 15:

Dung dịch HCl 0,01 M có pH bằng 

Xem đáp án

Chọn A

pH = -log[H+] = - log[0,01] = 2


Câu 16:

Phương trình hóa học nào sau đây sai 


Câu 17:

Hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H7OH, HCOOH ( số mol của CH3OH bằng số mol của C3H7OH). Cho m gam X tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít H2 ( đktc). Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn B

Vì nCH3OH = nC3H7OH => 2 chất này có phân tử khối trung bình bằng ( 32 + 60)/2 = 46 (g/mol)

=> Quy tất cả các chất  X về cùng 1 chất có MX = 46 (g/mol)

nH2 = 0,1 (mol) => nX = nH linh động  = 2nH2 = 0,2 (mol)

=> mX = 0,2.46 = 9,2 (g)


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Chọn D

A. Sai, giấm ăn là dd CH3COOH. Axit CH3COOH mạnh hơn H2CO3 nên sẽ xảy ra phản ứng

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O => hiện tượng có sủi bọt khí

B. Sai vì Zn + CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2↑ => hiện tượng có khí thoát ra.

C. Sai vì giấm ăn là dd CH3COOH có tính axit nên phải làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

D. đúng


Câu 20:

Nhiệt phân hoàn toàn 14,14 gam KNO3, thu được m gam chất rắn. giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn A

KNO3 t° KNO2 + ½ O2

0,14         0,14 (mol)

mRắn = mKNO2 = 0,14. 85 = 11,9 (g)


Câu 21:

Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau dãy biểu diễn sự phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2.

Giá trị x,y tương ứng là

Xem đáp án

Chọn B

Tính từ gốc tọa độ:

+ Đoạn đồ thị đầu tiên:

Ba(OH)2 + BaCl2 + 2NaHCO3 → 2BaCO3↓ + 2NaCl + 2H2O (1)

=> nBaCl2 = y = nBaCO3/ 2 = 0,05 (mol)

Sau phản ứng này nNaHCO3 dư = x – 0,1

+ Đoạn đồ thị tiếp theo:

Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3↓+ NaOH + H2O  (2)

=> nNaHCO3 = x – 0,1 = nBaCO3(2)

=> x – 0,1 = (0,2 – 0,1)

=> x = 0,2

Vậy x = 0,2 và y = 0,05


Câu 22:

Trong các polime sau: (1) poli ( metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7; poli ( etylen- terephtalat); (5) nilon- 6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: 

Xem đáp án

Chọn C

các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: (3) nilon – 7, (4) poli (etylen- terephtalta), (5) nilon – 6,6


Câu 23:

Cho dãy các chất:metan, etilen, axetilen, etan, ancol anlylic,axit acrylic, glixerol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom là 

Xem đáp án

Chọn B

Các chất làm mất màu dd nước brom là: etilen( CH2=CH2) , axetilen ( CH ≡CH) , ancol anlylic ( CH2=CH-CH2-OH) => có 3 chất


Câu 26:

Phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Chọn C

A. Sai vì xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo.

B. Sai cacbohydrat là những hợp chất có công thức chung Cn(H2O)m

C. đúng

D. Sai glucozo là đồng phân của fructozo


Câu 28:

Cho các chất sau: axit acrylic, foman đehit, phenyl fomat,glucozơ, anđêhit axetic, metyl axetat, saccarozơ. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng bạc là 

Xem đáp án

Chọn B

Các chất có thể tham gia phản ứng tráng bạc là: fomandehit (HCHO); phenyl fomat ( HCOOC6H5), Glucozo ( CH3OH[CH2OH]4CHO); anđehitaxetic (CH3CHO); => có 4 chất.


Câu 32:

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam metylamin (CH3NH2), thu được sản phẩm có chứa V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là 

Xem đáp án

Chọn C

nCH3NH2 = 6,2: 31 = 0,2 (mol)

BTNT N => nN2 = ½ nCH3NH2 = 0,1 (mol)

=> VN2 = 0,1. 22,4 = 2,24 (lít)


Câu 33:

Chia 1,6 lít dung dịch Cu(NO3)2 và HCl làm hai phần bằng nhau.

- Điện phân( điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) phần 1 với cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau thời gian t giây, thu được dung dịch X và 0,14 mol một khí duy nhất ở anot. X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 0,8M được 1,96g kết tủa.

- Cho m g bột Fe vào phần 2 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,7m gam kim loại và V lít NO ( sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m, V lần lượt là

Xem đáp án

Chọn B

Trong mỗi phần chứa nCu(NO3)2 = a và nHCl = b

Cu(NO3)2  +2HCl → Cu + Cl2 + 2HNO3

0,14        ←0,28             ←0,14 →0,28

Dung dịch sau điện phân chứa Cu(NO3)2 dư ( a – 0,14) ; HCl dư (b – 0,28) và HNO3 ( 0,28)

nNaOH = 2 ( a – 0,14 ) + ( b – 0,28) + 0,28 = 0,44  (1)

nCu(OH)2 ↓= a – 0,14 = 0,02 (mol)   (2)

Từ (1) và (2) =>  a = 0,16 và b = 0,4

Phần 2:

nHCl = 0,4 mol => nNO = 0,1 => VNO = 2,24 (lít)

Bảo toàn electron:

2nFe pư = 2nCu2+ + 3nNO => nFe pư = 0,31 (mol)

=> m – 0,31.56 + 0,16.64 = 0,7m

=> m = 23,73 (g)

Vậy m = 23,73 g và V = 2,24 lít


Câu 34:

Hỗn hợp E gồm bốn chất mạch hở X, Y, Z, T (trong đó: X, Y ( MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic, Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T). Đốt cháy 37,56 gam E cần dùng 24,864 lít O2 (đktc), thu được 21,6 gam nước.  Mặt khác, để phản ứng vừa đủ với 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với: 

Xem đáp án

Chọn A

12,52 g E cần nNaOH = 0,19 (mol)

Đốt 37,56 g E cần nO2= 1,11 (mol) → nH2O = 1,2 (mol)

=> Đốt 12,52 g E cần 0,37 mol O2 → 0,4 mol H2O

Quy đổi hỗn hợp E thành:

CnH2nO2 : 0,19 mol

CmH2m+2O2 : a mol

H2O: - b mol

mE = 0,19 ( 14n + 32) + a( 14m + 34) – 18 = 12,52

nO2 = 0,19 ( 1,5n – 1) + a ( 1,5n – 0,5) = 0,37

nH2O = 0,19n + a( m + 1) –b = 0,4

=> a = 0,05; b = 0,04 và 0,19n + am = 0,39

=> 0,19n + 0,05m = 0,39

=> 19n + 5m = 39

T không tác dụng với Cu(OH)2 nên m ≥ 3. Vì n ≥ 1 nên m = 3 và n = 24/19 là nghiệm duy nhất.

=> HCOOH ( 0,14) và CH3COOH (0,05)

b = 0,04 => HCOO-C3H6-OOC-CH3: 0,02 mol

=> nHCOOH = 0,14 – 0,02 = 0,12 (mol)

=> %nHCOOH = 60%. (gần nhất với 55%)


Câu 35:

Cho sơ đồ chuyển hóa: 

M+HClX+NH3+H2O Y t°ZdpncM

Cho biết M là kim loại. Nhận định nào sau đây không đúng?


Câu 38:

Cho các chất hữu cơ X, Y, Z có công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các tính chất sau:

- X có cấu tạo mạch cacbon phân nhánh, phản ứng được với Na và NaOH.

- Y tác dụng được với dung dịch NaOH và được điều chế từ ancol và axit có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.

- Z có cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh, tác dụng được với dung dịch NaOH và có phản ứng tráng bạc.

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn A

C4H8O2 có độ bất bão hòa k = 2

X tác dụng được với Na và NaOH => X là axit có nhánh: CH3CH(CH3)-COOH

Y tác dụng được với NaOH và được điều chế từ acol và axit có cùng số nguyên tử C => Y là este: CH3COOC2H5.

Z t/d được với NaOH và AgNO3/NH3  và không phân nhánh => Z là HCOOCH2CH2CH3


Câu 39:

Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp T gồm 2 peptit mạch hở T1, T2 ( T1 ít hơn T2 một liên kết peptit, đều được tạo thành từ X, Y là hai amino axit có dạng H2N – CnH2n-COOH; MX < MY) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 0,42 mol muối của X và 0,14 mol muối của Y. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam T cần vừa đủ 0,63 mol O2. Phân tử khối của T1

Xem đáp án

Chọn D

Số mol peptit trong T = 0,42 + 0,14 = 0,56 (mol)

Quy đổi T thành :

CONH: 0,56 mol

CH2: x mol

H2O: 0,1 mol

Đốt cháy:

CONH + 0,75O2 → CO2 + 0,5H2O + 0,5N2

CH2 + 1,5 O2 → CO2 + H2O

Ta thấy: theo PT (43.0,56 + 14x + 0,1.18 ) g T cần ( 0,75.0,56 + 1,5x) mol O2

Theo đề bài  13,2 (g)  cần 0,63 mol O2

=> 0,63(43.0,56 + 14x + 0,1.18 ) = 13,2 (0,75.0,56 + 1,5x)

=> x = 0,98 (mol)

Số C trung bình của muối = nC/ nmuối = ( 0,56 + 0,98)/ 0,56 = 2,75

=> Có 1 muối là  Gly- Na: 0,42 mol

Muối còn lại : Y- Na: 0,14 mol

Bảo toàn nguyên tố C: 0,42.2 + 0,12. CY = 0,56 + 0,98

=> CY = 5 => Y là Val

T1:   GlynVal5-n : a mol

T2:  GlymVal6-n : b mol

nGly = 0,04n + 0,06m = 0,42

=> 2n + 3m = 21 ( n ≤ 5; m ≤ 6)

=> n = 3 và m = 5 là nghiệm duy nhất

=> T1 là Gly3Val2 => MT1 = 387


Câu 40:

Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, FeCO3 và Fe(OH)2 trong bình chân không, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và a mol hỗn hợp khí và hơi gồm NO2, CO2 và H2O. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong 120 gam dung dịch H2SO4 14,7%, thu được dung dịch chỉ chứa 38,4 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí gồm NO và CO2. Giá trị của a là

Xem đáp án

Chọn C

nH2SO4 = 0,18(mol)

Đặt x, y,z là số mol Fe(NO3)2, FeCO3 và Fe(OH)2

Các phản ứng trao đổi xảy ra

H+ + OH- → H2O   (1)

2H+ + CO32- → CO2 ↑+ H2O   (2)

Các bán phản ứng oxi hóa khử xảy ra:

Fe2+   → Fe3+ +1e       (3)

4H+ + NO3-   +3e  → NO + 2H2O   (4)

Bảo toàn electron: ne ( Fe2+ nhường) = ne ( N+5 nhận)

=> x + y + z = 2x  (*)

Bảo toàn nguyên tố H: ∑ nH+ (1)+(2)+(4)  =  nOH- + 2nCO32- + 4nNO

=> 2z + 2y + 4nNO = 0,18.2 

=> nNO = 0,09 – ( y + z)/2

Bảo toàn nguyên tố N: => nNO3- trong muối = 2nFe(NO3)2 – nNO = 2x – 0,09 + (y+z)/2

mmuối = 56 ( x+ y + z) + 0,18.96 + 62[ 2x – 0,09 + (y+z)/2] = 38,4  (**)

Từ (*) và (**) => x = y + z = 0,1

=> a = 2x + y + z = 0,3


Bắt đầu thi ngay