Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO

Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 5)

  • 2576 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại Cu tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo khí? 

Xem đáp án

Chọn D

Đáp án D trong dung dịch có H+ và NO3- có thể phản ứng với Cu tạo các khí như NO, NO2,...


Câu 4:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? 

Xem đáp án

Chọn D

Đáp án A và C là các amino axit có số nhóm –NH2 và số nhóm -COOH bằng nhau nên không làm đổi màu quỳ tím.

Đáp án B là axit glutamic với số nhóm -COOH nhiều hơn số nhóm –NH2 nên có thể làm quỳ tím hóa đỏ.

Đáp án D là amin no, bậc I nên có tính bazơ mạnh hơn cả NH3 (dung dịch NH3 đã đủ mạnh để làm xanh quỳ tím).


Câu 7:

Cho 96 gam hỗn hợp gồm valin và glyxin (tỉ lệ mol tương ứng là 1:1) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn C

nVal = nGly = 96/(117 + 75) = 0,5 Þ nNaOH phản ứng = nH2O sinh ra = 0,5x2 = 1

BTKL Þ m = 96 + 1x40 - 1x18 = 118.


Câu 8:

Kim loại nào sau đây không thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện? 

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp thủy luyện là dùng kim loại mạnh hơn khử ion kim loại yếu hơn thành kim loại trong dung dịch nước Þ Không thể điều chế Mg vì Mg đã là kim loại mạnh rồi. Các kim loại mạnh như Na, K mặc dù mạnh hơn Mg nhưng lại phản ứng với nước, không thể khử Mg được


Câu 9:

Chất nào sau đây khi tham gia phản ứng thủy phân tạo sản phẩm chứa fructozơ? 

Xem đáp án

Chọn A

Saccarozơ được cấu tạo bởi glucozơ và fructozơ nên thủy phân có tạo fructozơ

Tinh bột, amilopectin chỉ tạo thành từ glucozơ nên khi thủy phân không thể tạo fructozơ


Câu 10:

Cho 5,62 gam hỗn hợp gồm Na và Al vào nước dư, kết thúc phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc) và còn lại 1,62 gam rắn không tan. Giá trị của V là 

Xem đáp án

Chọn A

Còn chất rắn không tan nên có AI dư Þ Phần tan ra có nNa = nAl = a vì cùng tạo Na[Al(OH)4]

Þ 23a + 27a = 5,62 -1,62 Þ a = 0,08

BTE Þ nH2 = (0,08 + 0,08x3)/2 = 0,16 => V = 0,16x22,4 = 3,584


Câu 11:

Este CH2=CHCOOCH3 không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn B

Este có phản ứng đặc trưng là thủy phân Þ Đáp án A và D có phản ứng

CH2=CHCOOCH3 CÓ liên kết C=C chưa no nên có thể hiđro hóa Þ Đáp án C có phản ứng

Đáp án B không phản ứng vì este này không chứa H linh động như OH nên không phản ứng thế với Na kim loại.


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Chọn C

Đáp án C sai vì trùng ngưng axit terephtalic cùng với etylen glicol chứ không phải axit ađipic


Câu 13:

Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit? 

Xem đáp án

Chọn D

CrO3 là một oxit axit rất mạnh, tan trong nước tạo dung dịch hỗn họp H2CrO4 và H2Cr2O7


Câu 14:

Thí nghiệm nào sau đây thu được Na kim loại? 

Xem đáp án

Chọn C

Đáp án A sai vì Na2CO3 rất khó bị nhiệt phân

Đáp án B sai vì tạo NaNO3 không tạo Na

Đáp án C đúng, NaCl điện phân nóng chảy tạo Na và Cl2

Đáp án D sai vì K phản ứng với nước trong dung dịch và không khử được Na+


Câu 15:

Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và 91,8 gam muối của một axit béo. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn B

nNaOH = 0,3 mà phản ứng vừa đủ Þ nC3H5(OH)3 = 0,3/3 = 0,1

BTKL Þ m = 91,8 + 0,1x92 - 0,3x40 = 89 


Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm axit axetic, glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ và tinh bột cần dùng vừa đủ 12,096 lít O2 (đktc), thì thu được CO2 và 8,82 gam H2O. Khối lượng hỗn hợp M ban đâu đã dùng là 

Xem đáp án

Chọn A

Có CTPT của axit axetic là C2H4O2; glucozơ là C6H12O6; saccarozơ C12H22O11; xenlulozơ và tinh bột là (C6H10O5)n Þ Có thể quy đổi thành C và H2O Þ Xem như chỉ có phản ứng C + O2à CO2

Þ nC = nO2 = 0,54 Þ mM = 0,54x12 + 0,49x18 = 15,3 gam.


Câu 17:

Phát biếu nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Chọn A

Đáp án A đúng vì kim loại kiềm có 1 electron hóa trị nên khi tạo thành hợp chất chúng đều cho 1 electron và tăng số oxi hóa lên +1.

Đáp án B sai vì có Be không phản ứng với nước ở bất kì điều kiện nào.

Đáp án C sai vì Ca(OH)2 ít tan và Mg(OH)2 không tan trong nước.

Đáp án D sai vì từ trên xuống dưới của 1 nhóm thì tính khử tăng dần


Câu 18:

Phân tử peptit mạch hở nào sau đây có bốn nguyên tử oxi? 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Với các peptit tạo thành từ các amino axit đồng đẳng của Gly thì có CTPT chung

- Đipeptit là CnH2nN2O3 - Tripeptit là CnH2n-1N3O4 - Tetrapeptit là CnH2n-2N4O5

Þ Chọn đáp án A vì là tripeptit, không chọn C vì có thêm Glu sẽ tăng số oxi lên thành 4 + 2 = 6.


Câu 19:

Phản ứng hóa học nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Chọn A

Đáp án B sai vì phản ứng vói HCl thì Cr phải cho hóa trị II là CrCl2

Đáp án C sai vì H2 không thể khử được các oxi kim loại từ Al trở về trước (có cả Mg)

Đáp án D sai vì Fe(OH)2 phản ứng với HNO3 tạo Fe hóa trị III là Fe(NO3)3.


Câu 21:

Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Cr, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3

Xem đáp án

Chọn D

Có 5 kim loại phản ứng được với Fe3+ là Cu, Ni, Zn, Mg, Cr vì

- Mg, Zn, Cr mạnh hơn Fe Þ Có thể đẩy Fe ra khỏi muối của nó

- Cặp oxi hóa khử Ni2+/Ni và Cu2+/Cu nằm trước cặp Fe3+/Fe2+ Þ Các kim loại Ni và Cu có thể khử Fe3+ xuống Fe2+ chứ không thể khử Fe2+ xuống Fe (quy tắc alpha).


Câu 24:

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? 

Xem đáp án

Chọn A

Chỉ có 2 polime có mạch phân nhánh học trong chương trình thi là amilopectin và glicogen Metyl metacrylat phân nhánh nhưng poli(metyl metacrylat) thì không phân nhánh.


Câu 25:

Nhận định nào sau đây là sai? 

Xem đáp án

Chọn B

Đáp án B sai vì một số este đặc biệt như CH3COOCH=CH2 không tạo ancol mà tạo anđehit.


Câu 26:

Để điều chế Mg tinh khiết từ dung dịch MgCl2, ta thực hiện phương pháp nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn D

Đáp án A sai vì Na không khử Mg2+ mà phản ứng với nước trong dung dịch

Þ Kết tủa thu được là Mg(OH)2, không phải Mg

Đáp án B sai vì MgCl2 khi điện phân trong dung dịch lại tạo Mg(OH)2, không phải Mg (tương tự với AICl3).

Đáp án C sai vì Al có độ hoạt động kém hơn Mg nên không thể khử được Mg2+

Kim loại kiềm, kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua.


Câu 27:

Xà phòng hóa hoàn toàn hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và HCOOCH3 bằng lượng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam ancol. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn B

nNaOH = 0,2 vì phản ứng vừa đủ Þ nCH3COOCH3 + nHCOOCH3 = 0,2

Cả 2 este này đều tạo ancol CH3OH Þ nCH3OH = 0,2 Þ m = 0,2x32 = 6,4.


Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(1) Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;

(2) Trong phân tử saccarozơ và xenlulozơ đều có chứa liên kết glicozit;

(3) Công thức đơn giản nhất của cacbohiđrat là CH2O;

(4) Trong môi trường kiềm, fructozo chuyển hóa thành glucozơ;

(5) Saccarozơ có vị ngọt hon glucozơ;

(6) Ở trạng thái tinh thể, saccarozơ tồn tại dưới dạng mạch hở.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 

Xem đáp án

Chọn B

Có 4 phát biểu đúng là (1), (2), (4) và (5)

(3) sai vì saccarozơ cũng là cacbohiđrat nhưng không có CTĐGN là CH2O, phát biểu này sửa lại thành Cn(H2O)m thì có thể chấp nhận được

(5) đúng vì thứ tự tăng dần độ ngọt là glucozơ < saccarozơ < fructozơ

(6) sai vì saccarozơ dù ở trạng thái nào cũng luôn có cấu tạo 2 vòng.


Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba este (chỉ có chức este) tạo bởii axit fomic với các ancol metylic, etylen glicol và glixerol thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 2,52 gam H2O. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn C

Các este đem đốt là HCOOCH3, (HCOO)2C2H4 và (HCOO)3C3H5 Þ Cả 3 đều có đặc điểm là số nguyên tử C = O mà nCO2 = 0,18 và nH2O = 0,14 Þ m = 0,18x12 + 0,14x2 + 0,18x16 = 5,32


Câu 32:

Dung dịch X chứa các ion: K+ (0,12 mol), NH4+, SO42-và Cl- (0,1 mol). Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X, đun nhẹ. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 1,792 lít khí Y (đktc); đồng thời thu được dung dịch Z và kết tủa T. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Chọn A

nOH- = 0,06x2 = 0,12 > nNH3 = 0,08 Þ OH-Þ Trong X có chứa nNH4+ = 0,08

BTĐT => nSO42- = (0,12 + 0,08 - 0,l)/2 = 0,05 < nBa2+ = 0,06 Þ Có 0,05 mol BaSO4 kết tủa

Þ Trong Z có nBa2+ = 0,06 - 0,05 = 0,01; nK+ = 0,12; nCl- = 0,1; nOH- = 0,12 - 0,08 = 0,04

Vậy m = 0,01x137 + 0,12x39 + 0,1x35,5 + 0,04x17 = 10,28.


Câu 33:

Cho 0,2 mol amino axit X (mạch hở) vào 200 ml dung dịch HC1 1M, thu được dung dịch Y. Mặt khác, Y phản ứng vừa hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 33,9 gam muối. Khối lượng của 0,2 mol chất X là 

Xem đáp án

Chọn C

nNaOH = 0,4 = nX + nHCl Þ X chỉ có 1 nhóm COOH Þ nH2O tạo thành = 0,4

BTKL Þ mX + 0,2x36,5 + 0,4x40 = 33,9 + 0,4x18 Þ mX = 17,8 gam.


Bắt đầu thi ngay