Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO

Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 16)

  • 2577 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các chất sau: metan, etilen, buta- 1,3- đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat, anilin. Số chất tác dụng được với dung dịch nước brom ở điều kiện thường là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Các chất tác dụng với dd nước Br2 ở điều kiện thường là: etilen, buta- 1,3- đien, stiren, phenol, metyl acrylat, anilin. => có 6 chất tất cả

 


Câu 2:

Saccarozo và glucozo đều có phản ứng:


Câu 3:

Phương pháp chung để điều chế kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp hiện nay là:

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Phương pháp để điều chế các kim loại kiềm, kiềm thổ, Al,  là điện phân nóng chảy muối halogen hoặc oxit của chúng.


Câu 4:

Cho este đa chức X ( có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là:

Xem đáp án

Chọn D

Vì: C6H10O4 có độ bất bão hòa k = (6.2 + 2-10)/2= 2 => este 2 chức, no

Các công thức cấu tạo thỏa mãn là:

CH3COOCH2-CH2-OOCCH3

CH3OOC-CH2-CH2COOCH3

CH3OOC-CH(CH3)-COOCH3

C2H5OOC-COOC2H5

=> Có 4 chất tất cả


Câu 5:

rộn dung dịch X chứa OH- (0,17 mol), Na+ ( 0,02 mol) và Ba2+ với dung dịch Y chứa CO32- ( 0,03 mol), Na+  (0,1 mol) và HCO3- thu được m gam kết tủa. giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn D

Vì: Bảo toàn điện tích với dd X ta có:

0,17. 1 = 0,02.1 +  2nBa2+

=> nBa2+ = 0,075 (mol)

Bảo toàn điện tích với dd Y ta có:

2.0,03 + 1.nHCO3- = 0,1.1

=> nHCO3- = 0,04 (mol)

Trộn dd X với Y xảy ra phản ứng:

OH-  +  HCO3- → CO32- + H2O

0,04 →0,04 →    0,04             (mol)

Ba2+   +   CO32- → BaCO3

0,07 ←( 0,03+ 0,04) → 0,07  (mol)

=> m = mBaCO3 = 0,07.197= 13,79 (g)


Câu 6:

Trộn 58,75 gam hỗn hợp X [ gồm Fe(NO3)2 và một kim loại M ( có hóa trị không đổi)] với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion ( bỏ qua các ion H+ và OH- do H2O phân li) và 16,8 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 3 khí ( trong đó có hai khí có cùng phân tử khối và một khí hóa nâu trong không khí). Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn. Gía trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

Vì:

 Bảo toàn nguyên tố C => nCO2 = 0,4 (mol)

Ta có hệ pt:

BTNT N => nFe(NO3)2  = (2nN2O + nNO)/2 = ( 2.0,05 + 0,3)/2 = 0,2 (mol)

=> mM = 58,75 – mFe(NO3)2 = 22,75 (g)

Quy đổi FeCO3 : 0,4 mol thành Fe ( 0,4); O ( 0,4) CO2 ( 0,4)

Quá trình nhận e:

2NO3- + 10H+   + 8e → N2O + 5H2O

NO3-    +  4H+    +   3e → NO + 2H2O

O-2  +    2H+    +   2e → H2O

=> nH+ = 10nN2O + 4nNO + 2nO = 10.0,05 + 4. 0,3 + 2.0,4 = 2,5 (mol)

=> nK+ = 2,5 (mol) ; nSO42- = 2,5 (mol)

Cô cạn dd Z => mrắn  = mFe3+ + mM + mK+ + mSO42-

= ( 0,2+ 0,4).56 + 22,75 + 2,5.39 + 2,5. 96

= 393,85 (g) ≈ 394 (g)


Câu 7:

Số oxi hóa của crom trong hợp chất CrO3 là:

Xem đáp án

Chọn B

Vì: Số oxi hóa của Cr trong CrO3 là +6


Câu 8:

Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí thoát ra ở anot (đktc). Dung dịch X hòa tan tối đa 15,3 gam Al2O3. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: nkhí = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol); nAl2O3 = 15,3 : 102 = 0,15 (mol)

Có thể xảy ra:

Catot:                                                                                    

 (1) Cu2+ + 2e → Cu                                                            

 (2)2H2O + 2e → 2OH- + H2↑ 

Anốt 

 (3) Cl- → Cl2 + 2e              

 (4) 2H2O → 4H+ + O2 + 4e                                          

Vì Al2O3 có thể bị hòa tan bởi OHhoặc H+ nên có thể xảy ra 2 trường hợp sau:

TH1: Bên anot nước bị điện phân trước, không có (2) xảy ra.

Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O

0,15→ 0,9 (mol)

=> nO2 = 1/4nH+ = 0,225 (mol)  > 0,2 mol khí => loại

TH2: Bên catot nước bị điện phân trước, không có (4)

=> nCl2 = nkhí = 0,2 (mol) => ne trao đổi = 2nCl2 = 0,4 (mol)

Al2O3 + 2OH→ 2AlO2- + 2H2O

0,15→ 0,3 (mol)

=> nCu2+  = (0,4 – 0,3)/ 2 = 0,05 (mol)

=> m = mCuSO4 + mKCl = 0,05. 160 + 0,4. 74,5 = 37,8 (g)


Câu 9:

Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5) và  m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn C

Vì: nFe = 1,12: 56 = 0,02 (mol); nHCl = 0,6 (mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,02 → 0,04 → 0,02

Vậy dd X gồm FeCl2: 0,02 mol và HCl dư : 0,02 mol

Khi cho dd X + AgNO3 dư có phản ứng xảy ra:

Ag+ + Cl -  →  AgCl↓

0,06← 0,06 → 0,06    (mol)

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O

0,015← 0,02

Fe2+  +  Ag+ → Ag + Fe3+

(0,02- 0,015) → 0,05 (mol)

=> m = mAgCl + mAg = 0,06. 143,5 + 0,005.108 = 9,15 (g)


Câu 10:

Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etyl amin, Gly- Ala, anbumin. Số chất tham gia thủy phân trong môi trường kiềm là: 

Xem đáp án

Chọn B

Vì: Các chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là: etyl axetat, tripanmitin, Gly-Ala, anbumin => có 4 chất


Câu 11:

Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 ( n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

Giá trị của x và y lần lượt là:

Xem đáp án

 Chọn A

 Vì: Tại V = 150ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa => Đây là giá trị H+ dùng để trung hòa hết NaOH

=> nNaOH = nHCl = 0,15 (mol)

Tại V= 750 ml ta thấy đồ thị lên cao rồ lại xuống => tạo kết tủa đạt cực đại sau đó bị hòa tan 1 phần

AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3

Al(OH)3 + H+ → Al3+  + 2H2O

Áp dụng công thức nhanh ta có:

nH+ = 4nAlO2- - 3nAl(OH)3 + nOH-

=> 0,75 = 4y – 3.0,2 + 0,15

=> y = 0,3

Vậy x = 0,15 và y = 0,3


Câu 13:

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

Xem đáp án

 Chọn C


Câu 14:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn C

Vì: A. đúng Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

B.  đúng 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2

C. sai Fe2+ thể hiện cả tính oxi hóa ví dụ:  2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 +3Fe

D. đúng


Câu 15:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(2) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch HCl.

(3) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng.

(4) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4.

(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:

Xem đáp án

Chọn C

Vì: (1)  Mg + Fe2(SO4)3 dư → MgSO4 + 2FeSO4

(2) Zn + 2HCl dư → ZnCl2 + H2

(3) H2 + CuO → Cu↓ + H2O

(4) Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + CuSO4  → Cu(OH)2↓ + BaSO4

(5)  Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓

=> có 2 thí nghiệm thu được kim loại


Câu 16:

Cho 3,36 gam sắt tác dụng hoàn toàn với lượng dư khí clo. Khối lượng muối sinh ra là:

Xem đáp án

Chọn C

Vì: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

0,06 → 0,06 (mol)

=> mFeCl3 = 0,06. 162,5 = 9,75 (g)


Câu 17:

Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Phenol phản ứng với dd nước brom tạo ra 2,4,6- tribromphenol ( kết tủa màu trắng)

 


Câu 18:

Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là: 

Xem đáp án

Chọn B

Vì: Các chất lưỡng tính trong dãy là: Al(OH)3, Al2O3 => có 2 chất.


Câu 19:

Đốt cháy hòa toàn amin X ( no, đơn chức, mạch hở) bằng O2 thu được 4,48 lít CO2 và 1,12 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Số đồng phân bậc 1 của amin X là:

Xem đáp án

Chọn D

Vì: Gọi công thức của amin no, đơn chức, mạch hở là CnH2n+3N

nCO2 = 4,48: 22,4 = 0,2 (mol) ; nN2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol)

BTNT N => CnH2n+3N = 2nN2 = 0,1 (mol)

=> n = nCO2 / nX = 0,2/ 0,1 = 2

=> CTPT: C2H7N có duy nhất đồng phân bậc 1 làCH3CH2NH2


Câu 20:

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

Xem đáp án

Chọn B

Vì: Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ ( monome) thành phân tử lớn ( polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác

n(p-HOOC-C6H4-COOH)+ nHO – CH2-CH2-OH t°(-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O-)n + 2nH2O. poli ( etylen- terephtalat) 


Câu 21:

Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X ( CH8N2O3) và đi peptit Y ( C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn B

Vì: X là (NH4)2CO3; Y là H2NCH2CONHCH2COOH.

(NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3+ 2NH3 (Z) + 2H2O

(NH4)2CO3 + 2HCl→2NH4Cl + H2O+ CO2  (T)

H2NCH2CONHCH2COOH + H2O + 2HCl → ClH3NCH2COOH  (Q)


Câu 22:

Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

T

Dung dịch Br2

Kết tủa trắng

Y

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển sang màu xanh

X, Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kểt tủa Ag trắng bạc

Z

Cu(OH)2

Tạo dung dịch màu xanh lam

X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn C

Vì: X tạo kết tủa Ag với dd AgNO3/NH3 => Etyl fomat

Y làm quỳ tím chuyển sang màu xanh => X là Lys

Z  vừa tạo dd màu xanh lam với Cu(OH)2 và tạo kết tủa Ag với dd dd AgNO3/NH3 => Z là glucozo

T tạo kết tủa trắng với dd nước Brom => T là anilin hoặc phenol

Vậy thứ tự X, Y, Z, T phù hợp với Chọn là: Etyl fomat, Lys, glucozo, phenol.


Câu 23:

α- mino axit X có phân tử khối bằng 89. Tên của X là: 

Xem đáp án

Chọn C

Vì: α- mino axit X = 89 => X là alanin: CH3-CH(NH2)- COOH


Câu 24:

Cặp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Cặp chất vừa tác dụng được với HCl và AgNO3 là Zn, Mg

 


Câu 25:

 Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic ( C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,125M. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Chọn B

Vì: X: H2, C3H6, C3H4O2, C3H6O . Ta thấy ngoài hiđro thì các chất còn lại đều có 3C và phản ứng với hiđro theo tỉ lệ mol 1: 1. Quy hỗn hợp X và H2 và C3HyOz

nCO2 = 1,35 (mol) => nC3HyOz = 1/3nCO2 = 0,45 (mol)

=> nH2 = 0,75 – 0,45 = 0,3 (mol)

Vì khối lượng trước và sau phản ứng bằng nhau

=> nY = nX/ 1,25 => nY = 0,6 (mol)

=> Số mol giảm chính là số mol H2 phản ứng = 0,75 – 0,6 = 0,15 (mol)

Bảo toàn số mol pi ta có: 0,45 = nH2 pư + nBr2 pư

=> nBr2 pư = 0,45 – 0,15 = 0,3 (mol)

Ta có: 0,6 mol Y pư với 0,3 mol Br2

Vậy 0,1 mol Y pư với 0,05 mol Br2

=> VBr2 = 0,05: 0,125 = 0,4 (l)

 


Câu 27:

Cho a mol Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được x mol H2. Cho a mol Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được y mol H2. Quan hệ giữa x và y là:

Xem đáp án

 Chọn A

Vì: ne( Mg nhường) = ne( H2 nhận) =>  2a = 2x => a = x ( 1)

      ne ( Al nhường)  = ne( H2 nhận) => 3a  = 2y => 1,5a = y ( 2)

Từ (1) và (2) => y = 1,5x


Câu 29:

Cho hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch KOH dư vào X thu được kết tủa Y. Kết tủa Y có:

Xem đáp án

Chọn B

Vì: Fe( NO3)2 và Al2O3 + H2SO4 loãng dư

=> dd X gồm Fe3+, Al3+, SO42-, H+

Dd X + KOH dư => chỉ thu được kết tủa là Fe(OH)3↓ vì Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên tan trong KOH dư


Câu 30:

Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Este tạo bởi axit fomic sẽ có phản ứng tráng bạc


Câu 32:

Đốt cháy hoàn toàn a gam este 2 chức, mạch hở X ( được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol) cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc), thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Gía trị của m là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: nO2 = 0,3 (mol); nNaOH = 0,2 (mol)

Gọi công thức của este là: CxHyO4

CxHyO4 + ( x + 0,25y – 2) O2 → xCO2 + 0,5y H2O

a  →       a(x + 0,25y – 2)      → ax      →0,5ay   (mol)

Ta có: ax  +  0,5ay   = 0,5 (1)

a(x + 0,25y – 2)     = 0,3  (2)

Lấy (1)/ (2)=> 8x – y = 40

Do y chẵn và y ≤ 2x – 2 nên x = 6 và  y = 8 là nghiệm duy nhất

X là C6H8O4, X được tạo từ axit no và hai ancol nên công thức cấu tạo của X là:

CH3OOC-COOCH2-CH=CH2: 0,05 (mol) ( Suy ra số mol từ (1))

X + NaOH → Chất rắn gồm: (COONa)2: 0,05 mol và NaOH dư: 0,1 mol

=> mrắn = 0,05. 134 + 40.0,1 = 10,7 (g)


Câu 33:

Cho dãy các kim loại sau: Al, Cu, Au, Fe. Kim loại có tính dẻo nhất trong dãy trên là:

Xem đáp án

Chọn C

Vì: Độ dẻo của các kim loại giảm dần theo thứu tự: Au > Cu > Al > Fe


Câu 34:

ho 2,4 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Gía trị của V là:

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Gọi CT chung của X là CxHy: 2,4 (g)

nCO2 = 0,15 (mol)

=> mC = 0,15.12= 1,8 (g)

=> mH ( trong X) = 2,4 – mC = 0,6 (g)

=> nH = 0,6 (mol)

BTNT H => nH2O = 1/2nH = 0,3 (mol)

BTNT O => nO2 =  nCO2 + ½ nH2O 

= 0,15 + ½. 0,3 = 0,3 (mol)

=> VO2( ĐKTC) = 0,3. 22,4 = 6,72 (lít)


Câu 35:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn B

Vì:

A. Sai vì CTCT của Etyl acrylat là CH2= CH-COOC2H5.

B. Đúng

C. Sai vì Thủy phân etyl axetat thu được ancol etylic.

D. Sai Tripanmitin là chất béo tạo bởi axit no nên không có phản ứng với nước brom.


Câu 36:

Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, ta dùng dung dịch.

Xem đáp án

Chọn D

Vì : Dùng dd BaCl2 vì cho vào dd Na2SO4 có kết tủa trắng, còn cho vào dd NaCl thì không có hiện tượng gì.

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ trắng+ 2NaCl


Câu 37:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch  Ca(OH)2 dư, thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là: 

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Đốt cháy hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat đều cho nH2O = nCO2

=> nH2O = nCO2 = nCaCO3 = 20/ 100 = 0,2 (mol)

=> mH2O = 0,2.18 = 3,6 (g)


Câu 38:

Hỗn hợp X gồm glyxin, analin và axit glutamic ( trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 15,399 gam muối. giá trị của m là: 

Xem đáp án

Chọn B

Vì: mO = 0,412m => nO = 0,02575m (mol) => nCOOH = 1/2nO = 0,012875m (mol)

=> nNaOH = nH2O = nCOOH = 0,012875m (mol)

Bảo toàn khối lượng ta có:

mX + mNaOH = mmuối + mH2O

=> m + 40. 0,012875m = 15,399 + 18. 0,012875m

=> m = 12 (g)


Câu 39:

 Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

Xem đáp án

Chọn A

Vì: Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng dùng nhôm để khử các oxit kim loại yếu hơn, phản ứng nhiệt nhôm thuộc loại phản ứng oxi hóa khử trong đó nhôm là chất khử.

=> A không phải là phản ứng nhiệt nhôm.

 


Câu 40:

Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2 , thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 10 ml dung dịch NaOH 2M. giá trị của m là:

Xem đáp án

Chọn D

Vì: Tinh bột → glucozo→ 2C2H5OH + 2CO2

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O  (1)

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2   (2)

Dd X chứa Ba(HCO3)2. Cho từ từ NaOH vào X đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 0,02 mol NaOH thì xảy ra phản ứng là:

Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3↓ + NaHCO3 + H2O   (3)

0,02 ← 0,02 (mol)

Bảo toàn Ba => nBaCO3(1) = nBa(OH)2 - n Ba(HCO3)2 = 0,1 – 0,02 = 0,08 (mol)

Bảo toàn C => nCO2 = nBaCO3(1) + 2nBa(HCO3)2 = 0,08 + 2.0,02 = 0,12 (mol)

=> ntb = 1/2nCO2 = 0,06 (mol)

=> mtb = 0,06. 162/ 81% = 12 (g)

 


Bắt đầu thi ngay