Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ cơ bản (đề số 8)

  • 3550 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Mg. Kim loại có tính khử mạnh nhất là 

Xem đáp án

Chọn C

Theo dãy điện hóa của kim loại ta có tính khử giảm dần là Mg > Fe > Cu > Ag


Câu 2:

Cacbohiđrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco? 

Xem đáp án

Chọn D

Tơ visco là một loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) được sản xuất từ chất nền là xenlulozơ tự nhiên bằng con đường hóa học.


Câu 4:

Dung dịch chất nào sau đây có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ? 

Xem đáp án

Chọn C

Trong các chất thì axit a-aminoiso valeric (valin) và axit α-aminopropionic (alanin) đều chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH nên pH của dung dịch gần 7 và không làm đổi màu quỳ tím Axit α,ε-điaminocaproic (lysin) có 2 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH nên làm quỳ tím hóa xanh Axit α-aminoglutaric (glutamic) có 2 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 nên làm hồng quỳ tím.


Câu 5:

Phản ứng nào sau đây ứng với phương trình ion thu gọn là: H+ + OH → H2O? 


Câu 6:

Trong các chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính? 

Xem đáp án

Chọn B

Lưu ý ở đây là tính lưỡng tính, không có kim loại nào có tính lưỡng tính cả.


Câu 8:

Cách nào sau đây thường dùng để điều chế kim loại Ca? 

Xem đáp án

Chọn C

Đối với các kim loại mạnh (kiềm, kiềm thổ) ta sử dụng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại đó.


Câu 9:

Amin nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường? 

Xem đáp án

Chọn C

Ở điều kiện thường có 4 amin là metylamin, etylamin, đimetylamin và trimetylamin là ở thể khí và có mùi khai tương tự NH3

Riêng phenylamin (hay anilin) vì có phân tử khối lớn nên ở thể lỏng.


Câu 10:

Kim loại cứng nhất là 

Xem đáp án

Chọn D

Trong tất cả các kim loại thì crom là kim loại cứng nhất, ở mức 9/10 nếu lấy kim cương là 10.


Câu 11:

Tiến hành thí nghiệm giữa các dung dịch glucozo, fructozơ, saccarozo với các thuốc thử sau: dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, nước brom, dung dịch H2SO4 loãng, đun nhẹ. Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là 

Xem đáp án

Chọn A

Dung dịch glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, Cu(OH)2 và nước brom

Dung dịch fructozơ có các phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, Cu(OH)2

Dung dịch saccarozơ có phản ứng với Cu(OH)2 và dung dịch H2SO4 loãng, đun nhẹ.


Câu 12:

Các số oxi hóa đặc trưng của crom trong hợp chất là 

Xem đáp án

Chọn B

Ở trạng thái cơ bản, hợp chất của crom mang các số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.


Câu 14:

Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy dung dịch vẩn đục. Nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào thấy dung dịch trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl vào lại thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp dung dịch HCl thấy dung dịch lại trong suốt. Dung dịch X là 

Xem đáp án

Chọn D

Các phản ứng xảy ra là:

Al2(SO4)3 + 6NaOH       → 2Al(OH)3  + 3Na2SO4;

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O;

NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3  + NaCl;

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.


Câu 15:

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH3. Tên gọi của X là 

Xem đáp án

Chọn B

Etyl fomat là HCOOC2H5; Metyl axetat là CH3COOCH3; Etyl axetat là CH3COOC2H5;

Metyl propionat là C2H5COOCH3.


Câu 18:

Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn D

Để loại bỏ các chất khí một cách hiệu quả ta nên chọn chất mà chất đó đều phản ứng được với cả 4 chất khí, ở đây phù hợp nhất là Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3  + H2O;

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3  + H2O

2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O;

Ca(OH)2 + H2S → CaS + 2H2O.


Câu 20:

Cho các phát biểu sau:

(1) Fe khử được Cu2+ trong dung dịch;      

(2) Fe2+ oxi hóa được Ag+ trong dung dịch

(3) Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+

(4) Ag có tính khử mạnh hơn Fe;

(5) Tính oxi hóa của các ion tăng dần theo thứ tự: Fe2+ , Fe3+ , H+ , Cu2+ , Ag+

S phát biểu không đúng là 

Xem đáp án

Chọn A

Có 3 phát biểu sai là (2), (4) và (5)

(2) sai vì Fe2+ khử được Ag+ trong dung dịch 

(4) sai vì Fe có tính khử lớn hơn Ag (theo dãy điện hóa)

(5) sai vì tính oxi hóa tăng đần từ Fe2+ , H+ , Cu2+ , Ag+ , Fe3+.


Câu 21:

Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức phân tử của benzyl axetat là 

Xem đáp án

Chọn D

Benzyl axetat có CTPT CH3COO-CH2C6H5

Lưu ý: Phenyl là C6H5- còn benzyl là C6H5CH2- dễ nhầm lẫn.


Câu 22:

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Chọn A

Đáp án B sai vì tơ visco và ta xenlulozơ axetat đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo);

Đáp án C sai vì PE và PVC là sản phẩm của phản ứng trùng hợp các monome tương ứng;

Đáp án D sai vì nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng của hexametylenđiamin với axit ađipic.


Câu 24:

Phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Chọn A

Đáp án B sai vì khử glucoza bằng H2 ta thu được sobitol

Đáp án C sai vì môi trường phụ thuộc vào tương quan của nhóm -NH2 và -COOH, nếu chúng bằng nhau thì có môi trường gần trung tính, nếu -NH2 > -COOH thì có tính bazơ, ngược lại thì có tính axit

Đáp án D sai vì phải thủy phân trong môi trường axit, các liên kết glicozit khá bền trong môi trường kiềm.


Câu 25:

Cho chất X có công thức phân tử C4H11NO2 phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y và Z là chất khí có mùi khai ở điều kiện thường. Biết Z là hợp chất hữu cơ. S chất X thỏa mãn điều kiện trên là 

Xem đáp án

Chọn D

X có 2 nguyên từ oxi mà tạo chất Z là khí có mùi khai  X phải là muối amoni hữu cơ gồm:

HCOONH3C3H7 (2 đồng phân); HCOONH2(CH3)C2H5; HCOONH(CH3)3; CH3COONH3C2H5; CH3COONH2(CH3)2; C2H5COONH3CH3

Nhưng chỉ có 4 amin CH3NH3; C2H5NH2; (CH3)2NH và (CH3)3N là chất hữu cơ ở thể khí tại điều kiện thường

 Có 4 chất X thỏa là: HCOONH(CH3)3; CH3COONH3C2H5; CH3COONH2(CH3)2; C2H5COONH3CH3.


Câu 29:

Phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Chọn C

Đáp án A sai vì thành phần chính của bột ngọt (mì chính) là muối mononatri glutamat

Đáp án B sai vì trong phân tử lysin có 2 nhóm -NH2  có 2 nguyên tử N

Đáp án D sai vì anilin là một bazơ rất yếu, đến mức không làm đổi màu quỳ tím.


Câu 30:

Trường hợp nào sau đây thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc? 

Xem đáp án

Chọn D

Các phương trình tương ứng:

Đáp án A là: 4NaOH dư + AlCl3 → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O

Đáp án B là: CuCl2 + 4NH3 dư → [Cu(NH3)4](OH)2 (chỉ cần biết là tạo phức tan là được)

Đáp án C là: Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O + 2CO2

Đáp án D là: 2NaOH + CrCl2  → Cr(OH)2  + 2NaCl

Nếu đổi CrCl2 thành CrCl3 thì sẽ không có kết tủa vì Cr(OH)3 lưỡng tính, có thể tan trong NaOH dư tương tự như Al(OH)3.


Câu 33:

Hỗn hợp E gồm hai este mạch hở là X (C4H6O2) và Y (C4H6O4). Đun nóng E trong dung dịch NaOH, thu được muối cacboxylat Z và hỗn hợp T gồm hai ancol. Phát biểu không đúng là 

Xem đáp án

Chọn C

Công thức cấu tạo este phù hợp của X là HCOOCH2-CH=CH2; Y là (HCOO)2C2H4

 Z là HCOONa, T gồm H2C=CH-CH2OH và C2H4(OH)2

 2 ancol trong T khác nhau số C.


Câu 38:

 

Cho các phát biểu sau:

(1) Tơ lapsan được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic;

(2) Các este chỉ được điều chế từ axit cacboxylic và ancol;

(3) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit;

(4) Anilin phản ứng với axit HCl tạo ra muối phenylamoni clorua;

(5) Trong amilopectin các mắt xích glucozơ chi được nối với nhau bởi liên kết α-l,6-glicozit.

Số nhận định không đúng là

 

Xem đáp án

Chọn B

Chỉ có 1 phát biểu đúng là (4)

(1) Sai vì tơ nilon-6,6 mới được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic, còn tơ lapsan phải điều chế từ etylen glicol và axit terephtalic

(2) Sai vì xét thử CH3COOC6H5 được điều chế từ phenol và anhiđrit axetic

(3) Sai vì các peptit kém bền trong cả môi trường axit và bazơ

(5) Sai vì amilopectin có cả 2 loại liên kết là α-l,4-glicozit và α-l,6-glicozit.


Bắt đầu thi ngay