Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề minh họa môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề 11)

  • 2885 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

Xem đáp án
Đáp án B. Ag.
Cần nắm một số tính chất vật lý riêng của một số kim loại:
- Nhẹ nhất: Li (0,5g/cm3)
- Nặng nhất Os (22,6g/cm3).
- Nhiệt độ nc thấp nhất: Hg (−390C)
- Nhiệt độ cao nhất W (34100C).
- Kim loại mềm nhất là Cs (K, Rb) (dùng dao cắt được)
- Kim loại cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính).
- Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất là Ag

Câu 2:

Kim loại nào sau đây tác dụng với S ở điều kiện thường?
Xem đáp án
Đáp án D. Hg.
Hg có khả năng tác dụng với lưu huỳnh ở điều kiện thường

Câu 3:

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
Xem đáp án
Đáp án C. Fe.
Phương pháp nhiệt luyện là dùng các chất khử như C, CO, H2, để khử các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa tạo thành kim loại
K   Na   Mg    Al    Zn     Fe     Ni      Sn      Pb     H2   Cu     Fe2+  Ag   Hg     Pt    Au

Câu 4:

Kim loại nào sau đây có thể tan hoàn toàn trong nước ở điều kiện thường?

Xem đáp án
Đáp án A. K.
Các KL: K, Na, Ca, Ba,... thường dễ tác dụng với H2O ở điều thường

Câu 5:

Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
Xem đáp án
Đáp án B. Cu2+.
Nhớ tính chất dãy hoạt động hóa học
KNa+  Mg2+ Al3+  Zn2+  Fe2+    Ni2+   Sn2+   Pb2+    H+  Cu2+   Fe3+  Ag+ Hg2+    Pt2+  Au3+
Tính oxi hóa tăng dần

Câu 6:

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
Xem đáp án
Đáp án A. Ag.
Nhớ tính chất dãy hoạt động hóa học

K   Na   Mg    Al    Zn     Fe     Ni      Sn      Pb     H2   Cu     Fe2+ Ag   Hg     Pt    Au

KL muốn tác dụng với HCl, H2SO4 loãng thường phải đứng trước H

Câu 7:

Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là
Xem đáp án
Đáp án A. Al(OH)3.
Xem các hợp chất quan trọng của nhôm (sgk)

Câu 8:

Chất có thể làm mềm cả nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu là
Xem đáp án
Đáp án D. Na2CO3.
Chất có thể làm mềm cả nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu là Na2CO3, Na3PO4

Câu 9:

Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là

Xem đáp án
Đáp án D. CaCO3.
Các bể đựng nước vôi (Ca(OH)2) lâu ngày: nước vôi phản ứng với CO2 trong không khí tạo ra một lớp màng cứng CaCO3 rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra.

Câu 10:

Chất nào sau đây có màu nâu đỏ?
Xem đáp án
Đáp án A. Fe(OH)3.
Fe(OH)3 là kết tủa màu nâu đỏ, Fe(OH)2 là kết tủa màu trắng xanh

Câu 11:

Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7
Xem đáp án
Đáp án C. +6.
Trong hợp chất K2Cr2O7 nguyên tử Crom có mức số oxi hóa +6

Câu 12:

Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng trong ống nghiệm, thường sinh ra khí NO2 rất độc. Để loại bỏ khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
Xem đáp án
Đáp án C. Xút.
Người ta dùng bông tẩm xút để ngăn NO2 thoát ra ngoài môi trường vì xút phản ứng được với NO2.
NO2 + NaOH   NaNO3 + NaNO2 + H2O

Câu 13:

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là
Xem đáp án
Đáp án C. CnH2nO2 (n ≥ 2).

Câu 14:

Etyl axetat bị thuỷ phân trong dung dịch NaOH cho sản phẩm muối nào sau đây?

Xem đáp án
Đáp án B. CH3COONa.
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

Câu 15:

Chất nào sau đây có cùng phân tử khối với glucozơ?
Xem đáp án
Đáp án D. Fructozơ.
Glucozơ và Fructozơ đều cùng CTPT C6H12O6

Câu 16:

Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại trạng thái khí?

Xem đáp án
Đáp án A. Metylamin.
Các amin đơn giản như: metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường

Câu 17:

Metylamin (CH3NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
Xem đáp án
Đáp án C. H2SO4.
Amin mang tính bazơ yếu
PTHH: 2CH3NH2 + H2SO4 → (CH3NH3)2SO4.

Câu 18:

Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
Xem đáp án
Đáp án B. Tơ tằm.
Polime thiên nhiên gồm: tơ tằm, cao su tự nhiên, bông, len,...

Câu 19:

Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử?
Xem đáp án
Đáp án B. Propin.
Propin(CHºC-CH3) là ankin có liên kết ba

Câu 20:

Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là?
Xem đáp án
Đáp án C. Ag, NO2, O2
Các muối nitrat của một số kim loại Ag, Hg, Au,...khi nhiệt phân tạo KL + NO2 + O2

Câu 21:

Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt(III)?
Xem đáp án
Đáp án D. Fe tác dụng với dung dịch HCl.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Câu 22:

Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
Xem đáp án
Đáp án D. 4.
Dựa vào tỉ khối hơi của X → MX = 100.
→ Este X chỉ có thể đơn chức và có thể có dạng RCOOCH = CH2 → MR = 29 (-C2H5)
Vậy X có công thức phân tử là C5H8O2
Các công thức cấu tạo phù hợp của X là
HCOOCH = CH– CH2 – CH3
HCOOCH = C(CH3) – CH3
CH3COOCH = CH – CH3
C2H5COOCH = CH2

Câu 23:

Hòa tan hoàn toàn m gam Al2O3 cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của m là
Xem đáp án
Đáp án A. 10,2.

Al2O3+2NaOH2NaAlO2+H2O

nNaOH=0,2nAl2O3=0,1mAl2O3=10,2


Câu 24:

Cho các chất: NaOH, Cu, Fe, AgNO3, K2SO4. Số chất phản ứng được với dung dịch FeCl3
Xem đáp án
Đáp án A. 4.
1) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
2) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
3) 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
4) 3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl ↓ + Fe(NO3)3

Câu 25:

Hòa tan hoàn toàn 11,0 gam hỗn hợp X gồm Zn và Cu bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 0,12 mol khí H2. Số mol Cu trong 11,0 gam X là
Xem đáp án
Đáp án A. 0,05 mol.
Trong X chỉ có Zn tác dụng với H2SO4
nZn=nH2=0,12
nCu=mXmZn64=0,05 mol

Câu 26:

Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được triglixerit X. Đun X với dung dịch NaOH dư, thu được muối nào sau đây?
Xem đáp án
Đáp án B. Natri stearat.
Triolein có công thức là (C17H33COO)3C3H5 khi hiđro hóa sẽ tạo thành (C17H35COO)3C3H5 (X).
PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3.
Vậy muối thu được là natri stearat.

Câu 27:

X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Y là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị. Tên gọi của X, Y lần lượt là
Xem đáp án
Đáp án C. glucozơ và xenlulozơ.
X và Y là hai cacbonhiđrat. X là chất rắn,tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía
--> X là glucozơ hoặc mantozơ.
Y là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị
--> Y là xenlulozơ.

Câu 28:

Lên men rượu m gam tinh bột thu được V lít CO2 (đktc). Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men là 90%. Giá trị của m là
Xem đáp án
Đáp án C. 10,8.
nCaCO3 = 12/100 = 0,12 (mol).
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH + 2nCO2
Theo PTHH → nC6H12O6 (LT) = nCO2/2 = nCaCO3/2 = 0,06 (mol)
→ ntinh bột (LT) = nC6H12O6(LT)/n = 0,06/n (mol).
Do H = 90% → ntinh bột (TT) = (0,06/n).(100%/90%) = 1/15n (mol).
Vậy m = 162n.1/15n = 10,8 (gam).

Câu 29:

Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là
Xem đáp án
Đáp án A. H2NCH(C2H5)COOH.
Gọi công thức của X là HOOC – R – NH2.
PTHH: HOOC – R – NH2 + HCl → HOOC – R – NH3Cl
BTKL mHCl = mmuối – mX = 2,92 (gam) nHCl = 0,08 (mol).
Theo PTHH nX = nHCl = 0,08 (mol)
MX = 45 + MR + 16 = 8,24/0,08 = 103 MR = 42 (-C3H6).
CTCT của α-amino axit X là H2NCH(C2H5)COOH.

Câu 30:

Nhận xét nào sau đây đúng?
Xem đáp án
Đáp án D. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
A sai, ví dụ các polime thuộc loại poliamit chứa nhóm CONH sẽ kém bền trong axit và bazo.
B sai, đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
C sai, hầu hết polime là các chất rắn không bay hơi.

Câu 31:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol K2CO3 kết quả thí nghiệm được biểu diễn qua đồ thị sau
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol K2CO3 kết quả thí nghiệm được biểu diễn qua đồ thị sau (ảnh 1)
Tỉ lệ a:b là
Xem đáp án
Đáp án C. 2:1
Các phản ứng:
H++OHH2OH++CO32HCO32H++HCO3CO2+H2O
Khi nHCl=0,6 thì khí bắt đầu xuất hiện nên a+b=0,6
Khi nHCl=0,8 thì khí thoát ra hết nên a+2b=0,8
a=0,4;b=0,2a:b=2:1

Câu 33:

Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và valin. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng 2,66 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy có a mol khí không bị hấp thụ. Giá trị của a là
Xem đáp án
Đáp án A. 0,12.
Butan: C4H10
Đietylamin: C4H11N = C4H10 + NH
Etyl propionat: C5H10O2
Valin: C5H11O2N = C5H10O2 + NH
→ Quy đổi hỗn hợp thành C4H10, C5H10O2, NH
Sơ đồ: C4H10:xC5H10O2:yNH:z+O2:2,66CO2:4x+5yBTNT.CH2O:5x+5y+0,5zBTNT.HN2:0,5z
+ nhh X = x + y = 0,4 (1)
+ BTNT O → 2nC5H10O2 + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ 2y + 2.2,66 = 2.(4x + 5y) + 5x + 5y + 0,5z
→ 13(x + y) + 0,5z = 5,32 (2)
Thay (1) vào (2) → z = 0,24.
Khí không bị hấp thụ là N2 → nN2 = 0,5z = 0,12 mol.

Câu 35:

Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O, BaO. Hòa tan hết 107,9 gam hỗn hợp X vào nước thu được 7,84 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Xem đáp án
Đáp án C. 130,2 gam.
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Na: a mol; Ba: b mol; O c mol
nH2=0,35 mol;
m(X)=23a+137b+16c=107,9 (1)
Áp dụng BTe a+2b-2c=0,35*2 (2)
n(NaOH) = a=0.7 mol (3)
Kết hợp 1,2,3 → a=0,7; b=0,6; c=0,6
ddY có nNa(+)=0,7; nBa(2+)=0.6; n(OH-)=1.9
n(OH-)/n(SO2)=1,9/0,8=2,375 >2 → tạo muối SO32-
SO2 + 2OH- → SO32-
0,8                     0,8
nSO32- > nBa2+ → m=0,6*217=130,2 g

Câu 36:

Cho hỗn hợp X gồm 2 chất A (C5H16N2O3) và B (C2H8N2O3) có tỉ lệ số mol là 3 : 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 4,88 gam hỗn hợp 2 muối và 1 khí duy nhất làm xanh giấy quỳ ẩm. Phần trăm khối lượng của A trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây:
Xem đáp án
Đáp án C. 68%.
%C5H16N2O3 = 3.152/(3.152 + 2.108) = 67,86%
Nếu muốn tìm cấu tạo và số mol:
C2H8N2O3 là C2H5NH3NO3 (2x mol)
Sản phẩm chỉ có 1 khí duy nhất nên A là (C2H5NH3)2CO3 (3x mol)
Muối gồm NaNO3 (2x) và Na2CO3 (3x)
m muối = 85.2x + 106.3x = 4,88 x = 0,01

Câu 38:

Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (hơn kém nhau 1 nguyên tử C trong phân tử). Đem đốt cháy m gam X cần vừa đủ 0,46 mol O2. Thủy phân m gam X trong 70 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thì thu được 7,06 gam hỗn hợp muối Y và một ancol Z no, đơn chức, mạch hở. Đem đốt hoàn toàn hỗn hợp muối Y thì cần 5,6 lít (đktc) khí O2. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn hơn trong X là?
Xem đáp án
Đáp án A. 59,893%.
nO2 đốt X = 0,46
nO2 đốt Y = 0,25
nO2 đốt Z = 0,46 – 0,25 = 0,21
Z no, đơn chức, mạch hở nên nCO2=0,211,5=0,14
Nếu X mạch hở thì nX=nZ=nNaOH=0,07Z là C2H5OH
Bảo toàn khối lượng mX=mY+mZmNaOH=7,48
Đặt a, b là số mol CO2 và H2O
2a+b=0,07.2+0,46.2
Và 44a+18b=7,48+0,46.32
a=0,39 và b = 0,28
Số C = 5,57 và C50,03 mol và C60,04 mol
Các muối gồm C2HxCOONa0,03 và C3HyCOONa0,04
mY=0,03x+91+0,04y+103=7,06
3x+4y=21x=y=3 là nghiệm duy nhất.
X gồm:
C2H3COOC2H50,03 molC3H3COOC2H50,04 mol%=59,893%

Câu 39:

Đốt cháy hoàn toàn a gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó) cần vừa đủ 18,816 lít O2 (đktc). Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá a gam X bằng NaOH vừa đủ thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
Xem đáp án
Đáp án A. 10,68.
nO2=0,84;nCO2=0,6;nH2O=0,58
Bảo toàn khối lượng mX=9,96
Gọi chất béo là A, các axit béo tự do là B.
Các axit béo đều no nên chất béo có k = 3
nA=(nCO2nH2O)/2=0,01
Bảo toàn O:
6nA+2nB+2nO2=2nCO2+nH2OnB=0,02nC3H5(OH)3=nA;nCO2=nB;nNaOH=3nA+nB=0,05
Bảo toàn khối lượng:
mX+mNaOH=m muối + mC3H5(OH)3+mH2O
m muối = 10,68.

Bắt đầu thi ngay