Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề minh họa môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề 18)

  • 3901 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thường được dùng làm sợi dây tóc bóng đèn?
Xem đáp án
Đáp án C. W.
Cần nắm một số tính chất vật lý riêng của một số kim loại:
- Nhẹ nhất: Li (0,5g/cm3)
- Nặng nhất Os (22,6g/cm3).
- Nhiệt độ nc thấp nhất: Hg (−390C)
- Nhiệt độ cao nhất W (34100C).
- Kim loại mềm nhất là Cs (K, Rb) (dùng dao cắt được)
- Kim loại cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính).

Câu 2:

Kim loại nào sau đây phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường và phản ứng mạnh hơn trong nước nóng?
Xem đáp án
Đáp án A. Mg.
Ở điều kiện thường Mg tác dụng rất chậm với H2O, nhưng sẽ tác dụng tốt hơn trong nước nóng

Câu 3:

Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là?
Xem đáp án
Đáp án D. khử các cation kim loại.
Nguyên tắc điều chế KL là khử các cation KL thành KL tự do

Câu 5:

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
Xem đáp án
Đáp án D. Fe.
Nhiệt luyện điều chế các KL sau Al
K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Ag Hg Pt Au

Câu 6:

Phương trình hóa học nào sau đây sai?
Xem đáp án
Đáp án D. Ca + CuSO4 → CaSO4 + Cu
D sai vì Ca là KL tác dụng được với H2O nên
Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2
Ca(OH)2 + CuSO4 CaSO4 + Cu(OH)2

Câu 7:

Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
Xem đáp án
Đáp án A. Al(OH)3.
Al(OH)3 mang tính chất lưỡng tính

Câu 8:

Hai kim loại đều tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường là
Xem đáp án
Đáp án C. K và Ba.
Các kim loại K, Na, Ca, Ba dễ tham gia tác dụng với nước ở điều kiện thường

Câu 9:

Dung dịch chất nào sau đây tác dụng với Ba(HCO3)2 vừa thu được kết tủa, vừa thu được chất khí thoát ra?
Xem đáp án
Đáp án D. NaOH.
Dung dịch khi tác dụng với dung dịch vừa tạo khí, vừa tạo kết tủa
BaHCO32+H2SO4BaSO4+2CO2+2H2O

Câu 10:

Chất X có công thức Fe2O3. Tên gọi của X là
Xem đáp án
Đáp án D. sắt (III) oxit.

Câu 11:

Khi cho NaOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 sẽ có hiện tượng:
Xem đáp án
Đáp án D. Từ da cam chuyển sang màu vàng.
K2Cr2O7 (da cam) gặp môi trường bazơ sẽ chuyển dần thành K2CrO4 (vàng)

Câu 12:

Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
Xem đáp án
Đáp án D. CO
CO là khí rất độc thường được sinh ra trong quá trình đốt cháy than trong điều kiện thiếu không khí

Câu 13:

Số đồng phân este đơn chức có công thức phân tử C3H6O2
Xem đáp án
Đáp án B. 2.
CT tính số đồng phân este no, đơn chức (n<=4) 2n-2 = 2 (đp)

Câu 14:

Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là
Xem đáp án
Đáp án B. CH2=CHCOOC2H5.
CH2=CH-COOH + C2H5OH H2SO4CH2=CH-COOC2H5

Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây được sản phẩm chứa N2?
Xem đáp án
Đáp án B. Protein
Trong protein có chứa liên kết –CONH- nên quá trình đốt cháy sẽ tạo N2

Câu 17:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
Xem đáp án
Đáp án B. Metylamin
Metylamin là bazơ hữu cơ có khả năng làm quì tím chuyển màu xanh

Câu 18:

Poli(vinylclorua) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
Xem đáp án
Đáp án C. CH2=CH-Cl
Polivinyl clorua được tạo thành từ vinyl clorua (CH2=CH-Cl)

Câu 19:

Chất nào sau đây là muối axit?
Xem đáp án
Đáp án C. NaHSO4
Muối axit là muối còn H trong gốc axit có khả năng phân li ra ion H+

Câu 20:

Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện
Xem đáp án
Đáp án C. kết tủa vàng nhạt
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 C2A2¯ (vàng) + 2NH4NO3

Câu 21:

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, MgSO4, BaCl2 và Al, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là
Xem đáp án
Đáp án D. 4.
Dung dịch X chứa Fe3+,Fe2+,H+,SO42.Có 4 chất NaOH,Cu,BaCl2,Al phản ứng được với X theo thứ tự:
OH- + H+  H2OCu+2Fe3+2Fe2++Cu2+Ba2++SO42BaSO42Al  +  3Fe2+   2Al3+  +  3Fe

Câu 22:

Phát biểu nào sau đây không đúng?
Xem đáp án
Đáp án A. Các este thường dễ tan trong nước.
Este là chất không tan trong nước và thường nhẹ hơn nước

Câu 23:

Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al cần dùng vừa đủ Vml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là
Xem đáp án
Đáp án A. 400.
2Al     +    2NaOH  2NaAlO2   +3H20,2                          0,2VNaOH = 0,4(l)= 400(ml)

Câu 24:

Thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là
Xem đáp án
Đáp án B. Nhúng thanh gang (hợp kim sắt và cacbon) vào dung dịch HCl.
Gang là hợp kim giữa Fe-C (2 điện cực) được nhúng vào dung dịch HCl (dung dịch chất điện li) nên sẽ xuất hiện ăn mòn điện hóa

Câu 25:

Cho 2,24 gam Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 0,1M đến phản ứng hòa toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng bằng bao nhiêu?
Xem đáp án
Đáp án A. 2,32 gam
nFe=0,04;nCuSO4=0,01Fe+CuSO4FeSO4+Cu0,01.................................0,01 -> m rn = 2,240,01.56+0,01.64=2,32

Câu 26:

Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án
Đáp án D. Công thức phân tử của X là C52H102O6.
X là C15H31COOC17H33COO2C3H5
A. Đúng, 2 đồng phân có gốc panmitat nằm ngoài và nằm giữa.
B. Đúng, mỗi gốc oleic có 1C=C.
C. Đúng, 2C=C và 3C=O
D. Sai, X là C55H102O6.

Câu 27:

Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án
Đáp án A. Y tác dụng với H2 tạo sorbitol
Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp ->X là tinh bột C6H10O5n.
Thủy phân X -> monosaccarit Y là glucozơ (C6H12O6).
-> Phát biểu đúng: Y tác dụng với H2 tạo sorbitol.

Câu 28:

Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là
Xem đáp án
Đáp án B. 27,0.

Ba(OH)2 dư nCO2=nBaCO3=0,18C6H12O62C2H5OH+2CO20,09.................................0,18H=60%mC6H12O6 cn dùng =0,09.18060%=27 gam


Câu 30:

Nhận xét nào sau đây không đúng về tơ (-NH-[CH2]5-CO-)n?
Xem đáp án
Đáp án A. Bền trong môi trường axit và kiềm.
Tơ nilon thường dễ bị thủy phân (kém bền) trong môi trường kiềm và axit

Câu 31:

Nung hỗn hợp X gồm: metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (gồm các hidrocacbon) có tỷ khối so với H2 là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Xem đáp án
Đáp án C. 0,04
Y có dng CnH2n+22k vi k=nBr2nY=0,6MY=14n+22k=14,4.2n=2Y là C2H4,8Phn ng cng H2 không làm thay đi s C nên các hiđrocacbon trong X có dng C2H4.C2H4+0,4H2C2H4,8nH2=0,4nY=0,04

Câu 33:

Hợp chất X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O2. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác cho X tác dụng với Na thì số mol H2 thu được đúng bằng số mol của X đã phản ứng. Nếu tách một phân tử H2O từ X thì tạo ra sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Xem đáp án
Đáp án D. 6.
X là C8H10O2k=4 nên X không còn liên kết pi nào khác ngoài vòng benzene.nX=nNaOHX có 10H phenol.X tách H2O to C=C đ trùng hp nên X có cu to:HOC6H4CH2CH2OHo,m,pHOC6H4CHOHCH3o,m,p

Câu 35:

Cho m gam Na vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch X vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 0,5M và HCl 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được 31,1 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là
Xem đáp án
Đáp án D. 11,5.

Ta có: 31,1BaSO4:0,1Al(OH)3:0,1Na ln nht khi kết ta b tan mt phn.Dung dch cui cùng cha: SO42:0,2Cl:0,2AlO2:0,1BTDTNa+:0,7BTNT.Nam=0,5.23=11,5(gam)


Câu 36:

Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CnH2n+3O2N) là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 0,58 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,84 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp 2 muối khan. Giá trị của a là
Xem đáp án
Đáp án B. 23,76
E gm CnH2n+3O2Nu mol và CmH2m+4O4N2v molnE=u+v=0,2nO2=u1,5n0,25+v1,5m1=0,58nH2O=un+1,5+vm+2=0,84u=0,08;v=0,12;nu+mv=0,482n+3m=12Do n1 và m2 nên n=3  và m=2 là nghim duy nht.Sn phm ch có 1 khí duy nht nên:Y là C2H5COONH40,08 molX là COONH420,12 molMui gm C2H5COONa (0,08) và (COONa)2 (0,12)m mui = 23,76.

Câu 37:

Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp X gồm FeO (0,02 mol); Fe(NO3)2; FeCO3; Cu (a gam) bằng dung dịch HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa 18,88 gam hỗn hợp muối clorua của kim loại và hỗn hợp khí Y gồm NO; NO2; CO2 (Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 64/3). Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 50,24 gam kết tủa. Mặt khác cho NaOH dư vào Y thu được m (gam) kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
Xem đáp án
Đáp án D. 12,9.

Đt x, y, z là s mol NO; NO2; CO2mY=30x+46y+44z=2.64x+y+z31nFeNO32=x+y2;nFeCO3=zmX=0,02.72+180x+y2+116z+a=15,22nHCl=4a+2y+2z+0,02.2 m mui =0,02.56+56x+y2+56z+a+35,54x+2y+2z+0,02.2=18,883Bo toàn electron:0,02+x+y2+z+2a64=3x+y+nAgnAg=a322,5x0,5y+z+0,02m=143,54x+2y+2z+0,02.2+108a322,5x0,5y+z+0,02=50,2441234x=0,02;y=0,06;z=0,04;a=1,92m=0,02.56+56x+y2+56z+a+174x+2y+2z+0,02.2=12,96m+a=14,88


Câu 39:

X, Y là hai este mạch hở, MX < MY < 160. Đốt cháy hoàn toàn 105,8 gam hỗn hợp T chứa X, Y cần vừa đủ 86,24 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng 105,8 gam T với dung dịch NaOH (dư 20% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn E và hỗn hợp F gồm hai ancol no, đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn E thu được CO2; 101,76 gam Na2CO3 và 2,88 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong T là
Xem đáp án
Đáp án B. 44,23%.

nNa2CO3=0,96nNaOH đã dùng = 1,92nNaOH phn ng= 1,6 và nNaOHdư = 0,32nH2O=0,16=nNaOHdu2 nên các mui đu không cha Mui 2 chc Ancol đơn chc.nOT=2nNaOH phn ng = 3,2Đt TnCO2=u và nH2O=vBo toàn khi lưng: 44u+18v=105,8+3,85.32Bo toàn O: 2u+v=3,2+3,85.2u=4,1 và v=2,7nAncol=nNaOH phn ng = 1,6nHancol=2v+1,6=7S H ca ancol = 4,375Hai ancol kế tiếp tiếp nên hơn kém nhau 2H.Ancol là CH3OH (1,3) và C2H5OH (0,3)  nC (mui) =u=nCancol=2,2n mui =1,62=0,8S C=2,20,8=2,75Mui gm (COONa)2 (0,5 mol) và C2(COONa)2 (0,3 mol)X là (COOCH3)2: 0,5 mol Y là C2(COOCH3)(COOC2H5): 0,3 mol%Y=44,23%


Câu 40:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho 3-4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng, cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc)
- Bước 2: Rót 2ml dung dịch saccarozơ loãng 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 0,5ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3-5 phút
- Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2
- Bước 4: Rót nhẹ tay 2ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng ( khoảng 60-700C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc
- Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60-700C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc

Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích chính của việc dùng HaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4
(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp
(c) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniacat
(d) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào
(e) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Xem đáp án
Đáp án B. 3
Nội dung các bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị dung dịch AgNO3/NH3 trong ống (1) và (2).
+ Bước 2: Thủy phân saccarozơ trong ống (3).
+ Bước 3: Loại bỏ H2SO4 trong ống (3) bằng NaHCO3.
+ Bước 4: Thực hiện phản ứng tráng gương của saccarozơ với ống (1)
+ Bước 5: Thực hiện phản ứng tráng gương của dung dịch sau thủy phân saccarozơ với ống (2).
(a) Đúng
(b) Sai, dung dịch đồng nhất do tất cả các chất đều tan tốt.
(c) Đúng.
(d) Sai, saccarozơ không tráng gương.
(e) Đúng, sản phẩm thủy phân (glucozơ, fructozơ) có tráng gương.

Bắt đầu thi ngay