Tổng hợp đề thi thử THPTQG Hóa học mức độ cơ bản nâng cao (đề số 3)
-
4414 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dd NaOH 0,1M. Cô cạn dd sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là:
n NaOH = 0,06 mol . Theo đề phản ứng trung hòa vừa đủ => tổng n các axit = 0,06 mol ( tỉ lệ 1:1)
1 mol axit thành 1 mol muối natri khối lượng tăng 22g
=> 0,06 mol axit thành 0,06 mol Na khối lượng tăng 1,32g
=> m muối = m rắn = 5,48 + 1,32 = 6,8g .
=> Đáp án A
Câu 2:
Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là:
Giả sử ban đầu có V ankan
Đốt V ankan -> 3V hỗn hợp khí
=>số mol tăng 3 lần
Mà M hỗn hợp sau la 12*2=24 nên theo DLBTKL có m(trước)=m(sau)
=> M(trước)=3M(sau)
=> M(trước)=3*24=72
=> Ankan C5H12
=> Đáp án B
Câu 3:
Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C3H6O2, tác dụng được với dd NaOH nhưng không tác dụng được với Na là:
Không tác dụng với Na => không phải ancol hay axit
=> CH3COOCH3; HCOOC2H5
=> Đáp án A
Câu 4:
Hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin. Biết:
- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V lit dung dịch HCl 1M.
- Cho m gam X phản ứng vừa đủ với V/2 lit dung dịch NaOH 2M. Phần trăm khối lượng của axit glutamic trong X là
Chú ý rằng axit glutamic có 2 nhóm -COOH và 1 nhóm NH2, lysin có 2 nhóm -NH2 và 1 nhóm COOH. Đặt số mol 2 chất lần lượt là a và b, đặt V = 1, theo bài ra ta có hệ:
a + 2b = 1
b + 2a = 1/2 . 2 = 1
=> b = a = 1/3
=> %m axit glutamic = 147 : (147 + 146) = 50.17%
=> Đáp án C
Câu 5:
Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dd H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Công thức phân tử của X là:
CxHy + (x + y/4)O2 -> xCO2 + y/2H2O
1...........x + 0,25y......x mol
Hỗn hợp khí Z gồm có x (mol) CO2 và 10 - (x + 0,25y) (mol) O2 dư với M
= 19.2 = 38 g/mol
Bằng phương pháp đường chéo, ta có :
O2 = 32...........6
................38......
CO2 = 44...........6
=> nO2 (dư) = nCO2
=> 10 - (x + 0,25y) = x
=> 8x + y = 40
=> x = 4 và y = 8 (C4H8)
=> Đáp án A
Câu 6:
Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dd NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là:
Theo bài ra, ta có: nO2 = 0,1775; nCO2=0,145
CnH2nO2+ (1,5n-1)O2 -> nCO2 + nH2O
1,5n − 1n = 0,17750,145
=> n=3,625
=> C3H6O2 và C4H8O2
=> Đáp án B
Câu 7:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:
Bảo toàn Oxi:
nO = 0,2 + 0,3.2 - 0,1.2
=> V = 6,72
=> Đáp án D
Câu 8:
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm VIIA là 28. Nguyên tử khối của nguyên tử nguyên tố X là:
Z ≤ 28: 3 = 9,33 => Z là Flo (F)
=> Đáp án D
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
ý B sai, thu được polistiren
ý C sai, nó là tơ bán tổng hợp (nhân tạo)
ý D sai vì đây không phải phản ứng trùng ngưng, mà là đồng trùng hợp
=> Đáp án A
Câu 10:
Cho 50ml dd glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dd NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dd glucozơ đã dùng là:
Ta có phương trình sau:
nAg = 2.16/108 = 0.02(mol)
C6H12O6 + Ag2O(NH3) => 2Ag + C6H12O7
0.01------------------------->0.02(mol)
Vì n(C6H12O6) = 1/2nAg = 1/2*0.02 = 0.01(mol)
=>CM(C6H12O6) = 0.01/0.05 = 0.2M
=> Đáp án A
Câu 11:
Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dd NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
Do MgO và Al2O3 không bị khử bởi CO, sau đó Al2O3 bị hòa tan hoàn toàn bởi NaOH dư
=> Cuối cùng chỉ còn MgO, Fe, Cu
=> Đáp án D
Câu 12:
Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí B ( đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:
Phân tử lượng B = 2*11,5 = 23
=> B có H2 => KNO3 hếtMg dư
=> H2SO4 hết
số mol Mg phản ứng = mol Mg2+ = (5-0,44)/24 = 0,19
B gồm a mol NO và b mol H2
=> mol B = a + b = 0,08 (1)
khối lượng B = 30a + 2b = 0,08*23 (2) (1) , (2) ==> a = 0,06 và b = 0,02
Mg - 2e ---> Mg2+
0,19--0,38
NO3- + 3e+ 4H+ → NO + 2H2O
0,06-------0,18---0,24-------0,06
2H+ + 2e → H2
0,04------0,04-----0,02
=> mol e nhận = 0,22 < 0,38
=> có muối NH+4 x mol
NO3- + 8e + 10H + → NH4+ + 3H2O
x-------------8x-----10x------------x
Bảo toàn mol e => 0,38 = 0,18 + 0,04 + 8x => x = 0,02 số mol K+ = mol NO−3 = 0,06 + x = 0,08
số mol SO4(2-) = 0,5; mol H+ = 0,5*(0,24 + 0,04 + 10x ) = 0,24
=> Trong dd A có các ion : 0,08 mol K+ , 0,19 mol Mg2+ , 0,02 mol NH4+ và 0,24 mol SO4(2-)
Khối lượng muối = 39*0,08 + 24*0,19 + 18*0,02 + 96*0,24 = 31,08
=> Đáp án C
Câu 13:
Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:
Cả 3 chất xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en tác dụng với hidro đều cho butan mạch thẳng
=> Đáp án B
Câu 14:
Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 12,5 gam hai muối KCl và KBr thu được 20,78 gam hỗn hợp AgCl và AgBr . Hãy xác định số mol hỗn hợp đầu:
Đặt số mol KCl = a, số mol KBr = b
Ta có:
74,5a + 119b = 12,5
143,5a + 188b = 20,78
=> a = 0,04 và b = 0,08
=> Đáp án B
Câu 15:
Cho các chất: O2 (1), CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 đặc (9), H2O (10), KCl (11), KMnO4 (12).Trong các điều kiện thích hợp Cacbon phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
C phản ứng lần lượt với O2, CO2, H2, Fe3O4, SiO2, CaO, H2SO4 đặc, HNO3 đặc, H2O C + O2 (nhiệt độ)=> CO2
C + CO2 (nhiệt độ)=> 2CO C + 2H2 (nhiệt độ)=> CH4
25C + 4Fe3O4 (nhiệt độ)=> 3Fe4C3 + 16CO
2C + SiO2 (nhiệt độ)=> Si + 2CO
3C + CaO (lò nung điện)=> CaC2 + CO
2C + 2H2SO4 đặc => 2CO2 + SO2 + 2H2O
C + 4HNO3 đặc => CO2 + 4NO2 + 2H2O
C + H2O (nhiệt độ)=> CO + H2 (hoặc CO2 + H2)
=> Đáp án C
Câu 16:
Phát biểu không đúng là:
Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit sai vì thủy phân saccarozo cho fructozo và glucozo, còn thủy phân mantozo chỉ cho glucozo
=> Đáp án C
Câu 17:
Cho ba dd có cùng giá trị pH, các dd được sắp xếp theo thứ tự nồng độ mol tăng dần
Cùng giá trị pH, tức cùng nồng độ OH-
Ở đây, ở cùng nồng độ thì Ba(OH)2 cho nhiều OH- nhất, rồi đến NaOH và sau cùng là NH3 do là bazo trung bình
=> khi cùng nồng độ OH- thì nồng độ mol Ba(OH)2 thấp nhất, sau đó đến NaOH và cuối cùng là NH3
=> Đáp án D
Câu 18:
Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dd NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
+%O=35.956%
trong 100g X thì
C:H:N:O = 40,449/12 : 7,865/1 : 15,73/14 : 35,956/16 = 3:7:1:2
=> X có công thức phân tử là C3H7NO2
nX=4,45/89=0.05 + coi X có CT: R-A và X pư với NaOH theo tỉ lệ 1:1 với Na thay thế A trong X
=>nNaOH=nNa=nX=(4,85-4,45)/(23-A)=0,05
<=>23-A=8=>A=15
=>A là CH3
=> X phải có CTCT là: H2NCH2COO-CH3
=> Đáp án D
Câu 19:
Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dd nước của muối B không làm quỳ đổi màu. Trộn lẫn hai dd trên vào nhau thì xuất hiện kết tủa. A và B là:
Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dd nước của muối B không làm
Cả 4 đáp án đều thỏa mãn điều kiện đầu tiên, điều kiện 2 loại ý C, điều kiện 3 chỉ có ý D có
BaCO3 kết tủa thỏa mãn
=> Đáp án D
Câu 20:
Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dd NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
Ta thấy 1,75 lít > 1 lít
Chứng tỏ phần tác dụng với nước thì n Na = n NaOH không tác dụng hết n Al, còn phần sau là mới tác dụng hết
Na + H2O --> NaOH + 1/2.H2
x ---- ------ --------> x -----> x/2
Al + NaOH + H2O --> NaAlO2 + 3/2.H2
x <-----x ------------ ------- ------- ------- -> 3x/2
=> x/2 + 3x/2 = 1 <=> x = 0.5
Ta tính số mol do Al sinh ra là = 1.75 - 0.5/2 = 1,5 mol
Al + NaOH + H2O --> NaAlO2 + 3/2.H2
1 <---------- --------- ---------- ----------- 1,5 mol
% m Al = ( 1.27 ) / (1.27 + 0.5.23 ) x 100% = 70,13%
=> %Na = 29,87%
=> Đáp án B
Câu 21:
Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 1 mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH ở t oC (trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOO C2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5. Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 4 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol HCOO C2H5. Giá trị a là?
Khi đun nóng 1 mol HCOOH, 1 mol CH3COOH, 2mol C2H5OH:
Số mol các chất ở trạng thái cân bằng:
n(HCOOH) = 1 - 0,6 = 0,4mol; n(CH3COOH) = 1 - 0,4 = 0,6mol
n(C2H5OH) = 2 - 0,6 - 0,4 = 1mol; n(H2O) = 0,6 + 0,4 = 1mol
Hằng số cân bằng của các phản ứng este hóa:
Pư của HCOOH: K1 = [H2O].[HCOOC2H5]/[HCOOH][C2H5OH] = 1.0,6/0,4.1 = 1,5
Pư của CH3COOH: K2 = [H2O].[CH3COOC2H5]/[CH3COOH][C2H5OH] = 1.0,4/0,6.1 = 2/3
Khi đun nóng 1 mol HCOOH, 4 mol CH3COOH và a mol C2H5OH:
Gọi b là số mol của este CH3COOC2H5 thu được.
Số mol các chất ở trạng thái cân bằng:
n(HCOOH) = 1 - 0,8 = 0,2mol; n(CH3COOH) = 4 - b mol
n(C2H5OH) = a - 0,8 - b mol; n(H2O) = 0,8+b mol
Hằng số cân bằng của các phản ứng este hóa:
Phản ứng của HCOOH: K1 = (0,8+b).0,8/0,2(a-b-0,8) = 1,5
⇒ 1,5a - 1,5b - 1,2 = 4b + 3,2 ⇒ 1,5a - 5,5b = 4,4 [1]
Pư của CH3COOH: K2 =(0,8+b).b/[(4-b)(a-b-0,8)] = 2/3
⇒ K1/K2 = 0,8.(4-b)/b.0,2 = 1,5/(2/3) = 9/4
⇒ b = 2,56 mol
Thay b vào [1], ta được a = 12,32 mol
=> Đáp án C
Câu 22:
Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); CH2-CH2-CH2OH (Y);HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dd màu xanh lam là:
Các chất thỏa mãn là các chất có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau
=> X, Z, T
= Đáp án B
Câu 23:
Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dd HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dd NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là:
Khối lượng tăng khi cộng HCl bằng khối lượng HCl
Nếu amino axit có x nhóm NH2 và y nhóm COOH
=> 22.y - 36,5x = 7,5
Trong các đáp án có x = 1 và x = 2
Nếu x = 1=> y = 2 tức là đáp án D
Nếu x = 2 => y = 3,6 (loại)
=> Đáp án D
Câu 24:
Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dd X. Cho dd AgNO3 (dư) vào dd X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Gọi số mol của FeCl2 là x
→ 127x + 58,5.2.x= 24,4 => x = 0,1.
FeCl2 + 2AgNO3 --> 2AgCl + Fe(NO3)2
0,1------>0,2--------> 0,2-------> 0,1 mol
NaCl + AgNO3 ---> AgCl + NaNO3
0,2-------> 0,2------> 0,2
Fe(NO3)2 + AgNO3 --> Fe(NO3)3 + Ag
0,1---------------------------------> 0,1
m = (0,2 + 0,2)143,5 + 108.0,1 = 68,2 (g)
=> Đáp án A
Câu 25:
Oxi hóa 0,16 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic, 1 andehit, ancol dư và H2O. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na dư, thu được 1,008 lit khí H2 (đktc). Phần 2 cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 19,44 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là:
gọi số mol ancol phản ứng và dư là a, b,c
RCH2OH + 1/2O2 −> RCHO + H2O
a...................................a............a
RCH2OH + O2 −> RCOOH + H2O b...................................b............b
Một nửa hỗn hợp X có:
c/2 mol ancol; b/2 mol RCOOH, (a+b)/2 mol nước , a/2 mol andehit
Phản ứng với Na ta có
n ancol + n axit + nH2O = 2nH2 hay
c+a+2b = 0,09 ,Ta có a+b+c=0,08, nên b=0,01Ta có
nAg = 0,09 -> có thể suy ra được anđehit là HCHO rượu là CH3OH
tính được a = 0,04, b = 0,01, c = 0,03
từ đó tính được % oxi hoa = 62,5%
=> Đáp án B
Câu 26:
Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H5CH3 (toluen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là:
C2H2, C2H4, CH2=CH-COOH, C6H5NH2(anilin), C6H5OH (phenol)
=> Đáp án A
Câu 27:
Cho các cân bằng sau:
(1): H2 (k) + I2 (k) 2 HI (k) (2): ½ H2 (k) + ½ I2 (k) HI (k)
(3): HI(k) ó ½H2 (k) + ½I2 (k) (4): 2HI (k) ó H2 (k) + I2 (k)
(5): H2 (k) + I2 (r) 2 HI (k).
Ở nhiệt độ xác định, nếu KC của cân bằng (1) bằng 64 thì KC bằng 0,125 là của cân bằng:
Chỉ cần áp dụng công thức tính kc, ta dễ dàng suy ra:
K1 = [HI]^2 / [H2][I2]K3 = ([H2][I2])^1/2/[HI] = (1/K1)^1/2 = 1/8 = 0.125
=> Đáp án A
Câu 28:
Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là :
Tơ nilon – 6,6 có công thức phân tử [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n
M 1mắt xích = 226 Số lượng mắt xích là : 27346/226 = 121
Tơ capron : [-NH-(CH2)5-CO-]n có M của 1 mắt xích là : 113
-->số mắt xích là : 17176/113 = 152
=> Đáp án B
Câu 29:
Để phân biệt khí oxi và ozon, có thể dùng hóa chất là:
Dùng KI và hồ tinh bột. Ozon phản ứng với KI tạo ra I2, I2 tác dụng với hồ tinh bột tạo phản ứng màu xanh đặc trưng
=> Đáp án D
Câu 30:
Trộn lẫn 3 dd H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dd A. Lấy 300 ml dd A cho phản ứng với V lít dd B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dd C có pH = 2. Giá trị V là:
Để có được 300ml dung dịch A thi phải cần mỗi dung dịch axit là 100ml
=> tổng n H+= ( 0,1.2 + 0,2 + 0,3 ). 0,1 = 0,07 mol
Ở dung dịch B có tổng n OH− = 0,49.V mol
rõ ràng dung dịch thu được pH = 2 => dư H^+ = 0,01. ( 0,3 + v ) mol (1)
phản ứng : H+ +OH− → H2O
theo phản ứng thì nH+ dư = 0,07 - 0,49.V (2) từ 1 và 2 => 0,07 - 0,49.V = 0,01. ( 0,3 + v )
=> V = 0,134 lit
=> Đáp án D
Câu 31:
Dung dịch nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh?
HF không thể chứa trong bình thủy tinh vì thủy tinh được làm từ SiO2 có thể tác dụng với HF
=> Đáp án A
Câu 32:
Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dd HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là:
nHCl = nCl- = 2nO = (23,2 - 16,8).2 : 18 = 0,8-> V = 400ml
=> Đáp án A
Câu 33:
Cho m gam Mg vào dd chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là:
Bài này ta có thể chia làm 2 trường hợp
TH1 sau pư Mg còn dư. Chỉ có phản ứng (1) khối lượng chất rắn thu được là
Fe vào Mg dư
nFe = nFeCl3 = 0,12 mol => mFe = 0,12*56 = 6,72g > 3,36 (loại)
TH2 Xẩy ra 2 phản ứng (1) và (2) ( khi Mg hết FeCl3 còn sẽ tác dụng tiếp với Fe)
3Mg + 2FeCl3 ---> 3MgCl2 + 2Fe (1)
a --------->2a/3 ----------------> 2a/3
Fe + 2FeCl3 --> 3FeCl2 (2)
2a/3-0,06 --> 2(2a/3 - 0,06)
đặt nMg = a mol
nFe dư sau pư 2 = 3,36:56 = 0,06 mol
=> nFe (pư2) = (2a/3 - 0,06) mol
theo pư 1, 2 nFeCl3 = 2a/3 + 2(2a/3 - 0,06) = 0,12 mol
=> a = 0,12 mol
=> m = 0,12*24 = 2,88 g
=> Đáp án B
Câu 34:
Phát biểu không đúng là:
D
Axit axetic phản ứng với dd NaOH, lấy dd muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic sai vì axit H2CO3 yếu hơn CH3COOH nên không thể tác dụng ngược lại để thu được axit axetic
=> Đáp án D
Câu 35:
Hòa tan hoàn toàn 36 gam Mg bằng dd HNO3 thu được sản phẩm khử duy nhất là NH4NO3 .Số mol HNO3 tạo muối là:
4Mg + 10HNO3 -> 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
Ta có nMg = 1,5 mol
=> số mol HNO3 tạo muối là 1,5.2 (Trong MgNO3) + 1,5:4 (trong NH4NO3 - chỉ tính N trong gốc NO3) = 3,375 mol
=> Đáp án D
Câu 36:
Cho các yếu tố sau: (a) nồng độ chất; (b) áp suất ; (c) xúc tác; (d) nhiệt độ ; (e) diện tích tiếp xúc. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là:
Cả 5 nhân tố đều ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng
=> Đáp án D
Câu 37:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dd NaCl vào dd KOH. (II) Cho dd Na2CO3 vào dd Ca(OH)2.
(III) Cho Cu(OH)2 vào dd NaNO3. (IV) Điện phân dd NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(V) Sục khí NH3 vào dd Na2CO3. (VI) Cho dd Na2SO4 vào dd Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
Các ý điều chế được NaOH là II, IV và VI
NaCl + KOH => không phản ứng
Na2CO3 + Ba(OH)2 => BaCO3 + 2NaỌH (loại kết tủa thu được NaOH) Cu(OH)2 + NaNO3 => không phản ứng
2NaCl + 2H2O => (Điện phân dug dịch có màg ngăn)
=> 2NaOH + H2 + Cl2 NH3 + Na2CO3 => không phản ứng
Na2SO4 + Ba(OH)2 => BaSO4 + 2NaOH (loại kết tủa thu được NaOH)
=> Đáp án A
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hoá hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dd AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là:
RCH2OH +CuO = RCHO +Cu +H2ORCH0 +AgNO3 -> Ag (0,5 mol)
xét tỉ lệ nRCHO:nAg =1:2 => nAg= 0,2.2=0.4 khác 0.5 => phải có HCHO -
=> đồng đẳng là CH3CHO
HCHO +AgNO3 -> 4Ag
x--------------------->4x
CH3CHO +AgNO3 ->2Ag
y---------------------->2y
=> Ta có hệ pt: x + y = 0,2 và 4x+2y =54 <=> x=0.05 và y= 0.15
=> m = 0.05.32 + 0,15.46 = 8,5 (g)
=> Đáp án A
Câu 39:
Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dd AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dd, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại Mn là:
n(AgNO3) = 1.0,2 = 0,2mol
2AgNO3 + M → M(NO3)2 + 2Ag
0,2 0,1 m
[M(NO3)2] = 0,1(M+124) = 18,8g
→ M = 64. M là Cu
=> Đáp án D
Câu 40:
Cấu hình electron của ion X 2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc:
Cấu hình của X là 1s22s22p63s23p6 4s2 3d6
=> chu kì 4 (có 4 lớp e), nhóm VIIIB (có 8e lớp ngoài cùng (2e ở 4s2 và 6e ở 3d6)
=> Đáp án A
Câu 41:
Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dd chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
Thứ tự trong dãy điện hóa: Al > Fe > Cu >Ag
=> Kim loại thu được gồm có Fe, Cu, Ag (đứng sau trong dãy điện hóa)
=> Đáp án B
Câu 42:
Cho các chất sau: phenol, glixerol, glucozơ, saccarozơ, mantozơ, fructozơ, benzanđehit, anđêhit acrylic, axit axetic, propanal, axit fomic, xenlulozơ, etyl fomat, axetilen, vinylaxetilen. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:
Các chất có thể tráng gương gồm: Glucozo, mantozo, fructozo, benzandehit, andehit acylic, propanal, axit
fomic, etyl fomat
=> Đáp án C
Câu 43:
Cho phản ứng oxi hóa khử giữa Al và HNO3 tạo sản phẩm khử duy nhất là N2O .Tỉ lệ số phân tử HNO3 tạo muối với số phân tử HNO3 làm chất oxi hóa là
8Al + 30HNO3 => 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
=> tỉ lệ 4:1 (24 : 6)
=> Đáp án C
Câu 44:
Cho các hợp chất hữu cơ:(1) ankan;(2) ancol no, đơn chức, mạch hở;(3) monoxicloankan;(4) ete no,đơn chức, mạch hở;.(5) anken;(6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C),mạch hở;(7)ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở;(10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức. Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là
Loại ankan và ankin => loại A, C và D
=> (3), (5), (6), (8), (9)
=> Đáp án B
Câu 45:
Có các dd riêng biệt sau: C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), NH2 - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH, ClNH3 - CH2 - COOH, HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH, NH2 - CH2 - COONa. Số lượng các dd có pH < 7 là:
Các chất có pH < 7 là (có số nhóm COOH nhiều hơn NH2):
C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), ClNH3 - CH2 - COOH, HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH
=> Đáp án D
Câu 46:
Cho các chất dưới đây: HNO3, NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, . Các chất điện li mạnh là:
Ngoại trừ H2SO3 là axit yếu, các chất điện ly mạnh là HNO3, NaOH, NaCl, CuSO4, Ag2SO4
=> Đáp án D
Câu 47:
Cho 1,55 gam phốt pho phản ứng với 2,128 lít Cl2( ở đktc) thu được hỗn hợp A gồm PCl3, PCl5. Thủy phân hoàn toàn A thu được dung dịch B, cho 200 gam dung dịch NaOH 7% vào B sau phản ứng cô cạn dung dịch còn lại m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
nP = 0,05, nCl2 = 0,095
Bảo toàn nguyên tố, ta được nPCl3 = 0,03, nPCl5 = 0,02
PCl3 + 3H2O -> H3PO3 + 3HCl
PCl5 + 4H2O -> H3PO4 + 5HCl
=> nH3PO4 = 0,05 mol, nHCl = 0,19 nNaOH = 0,35 mol
=> Sau phản ứng có:
0,05 mol Na3PO4, 0,19 mol NaCl và 0,01 mol NaOH dư
=> m = 19,715
=> Đáp án A
Câu 48:
Điện phân (với điện cực trơ)200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x M, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là:
Do dd Y vẫn còn màu xanh => Cu2+ chưa điện phân hết. Gọi a là số mol đã Cu2+ điện phân.
Cu2+ + 2e ---> Cu
a............2a.........a
2H2O ---> 4H+ + O2 + 4e
.................2a.....0.5a....2a
Ta có: mgiảm = mCu + mO2
=> 64a + 0.5a*32 = 8 => a = 0.1
nCu2+ chưa đp = 0.2x - 0.1
Fe + 2H+ --->....
0.1....0.2
Fe + Cu2+ ----> Cu
0.2x-0.1.............0.2x-0.1
mFe bđầu - mFe pứ acid + mtăng do Fe + Cu2+ = mkl
=> 16.8 - 0.1*56 + 8*(0.2x - 0.1) = 12.4
=> x = 1.25
=> Đáp án D
Câu 49:
Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạo bởi glyxin và alanin. % khối lượng nitơ trong A và B theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn 0,1 mol hỗn hợp X bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dd Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là:
A là tripeptit =>có 3 N trong công thức phân tử
Ta có 3*14/M=19.36%=>M=217=> gồm 2 ala và 1 gly
Tương tự với B =>M=288 =>gồm 3 ala và 1 gly
Gọi a, b lần lượt là số mol A và B
ta có a+b=0.1 mol
Bào toàn khối lượng ta có
217a+3a*40+288b+4b*40-18a-18b=36.34 a=0.06;b=0.04 mol
tỉ lện a:b=3:2
=> Đáp án B
Câu 50:
Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dd HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là:
M (trung bình NO và NO2) = 16,6.2 = 33.2 gam. n (NO và NO2) = 0.05 (mol)
Gọi x = số mol NO, y = số mol NO2.
Ta có hệ phương trình:
x + y = 0.05
( 30x + 46y )/ (x + y) = 33.2
Giải hệ phương trình => x = 0.04, y = 0.01
Số mol HNO3 phản ứng = 0,04 . 4 + 0,01 . 2 = 0.18 mol.
3 Cu ........ + ..... 8HNO3 ------> ........
0.0675.................0.18 => m Cu = 0.0675 . 64 = 4.32 gam.
=> Đáp án B