Tổng hợp đề thi thử THPTQG Hóa học mức độ cơ bản nâng cao (đề số 7)
-
4250 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hyđrocacbon mạch hở nào sau đây phản ứng với Brom trong dung dịch theo tỷ lệ mol tương ứng 1:2
Đáp án D
Câu 2:
Hydrocacbon nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành tủa
Đáp án C
Đáp án C
But – 1 – in có CH≡C – đầu mạch nên có phản ứng tạo kết tủa với AgNO3/NH3
Câu 4:
Chất nào sau đây có tính bazo yếu nhất
Đáp án A
p-nitroanilin có dạng : p- O2N – C6H4 – NH2
Do nhóm NO2 hút e mạnh => cặp e tự do của N trong NH2 bị hút về phía vòng thơm
=> Tính bazo giảm rõ rệt.
Còn nhóm metyl CH3- lại là nhóm đẩy e => tính bazo sẽ mạnh hơn.
Câu 6:
Độ phân cực của liên kết OH trong ancol etylic, phenol và axit axetic lần lượt là a ,b ,c. Nhận xét nào sau đây đúng
Đáp án B
Mức độ hút e : C=O > C6H5- > C2H5-
Câu 7:
Hòa tan hết 0,56 gam Fe trong lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít SO2 đktc
Đáp án D
bảo toàn e : 3nFe = 2nSO2 => nSO2 = 0,015 mol
=> V = 0,336 lit
Câu 8:
Kim loại nào sau đây khi cho vào dung dịch CuSO4 bị hòa tan hết và phản ứng tạo thành kết tủa gồm 2 chất
Đáp án C
Khi cho Ba vào thì tạo Ba(OH)2 sau đó phản ứng với CuSO4 sẽ tạo 2 kết tủa là BaSO4 và Cu(OH)2
Câu 10:
Hai chất nào sau đây khi trộn với nhau có thể xảy ra phản ứng hóa học
Đáp án D
S + 2H2SO4 đặc nóng -> 3SO2 + 2H2O
Câu 11:
Bột kim loại X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra. X có thể là kim loại nào
Đáp án B
Đề phản ứng không có khí thoát ra thì phải tạo NH4NO3
=> Kim loại phải có tính khử mạnh
=> Mg
Câu 12:
Cho hỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm
Đáp án C
Câu 13:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm canxi cacbua và nhôm cacbua trong dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí gồm chất nào sau đây
Đáp án A
CaC2 + 2HCl -> CaCl2 + C2H2
Al4C3 + 12HCl -> 4AlCl3 + 3CH4
=> Hỗn hợp khí gồm CH4 và C2H2
Câu 14:
Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxy hóa vừa có tính khử
Đáp án B
S ở trạng thái số oxi hóa trong khoảng ( -2 , +6) thì sẽ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Câu 16:
Xà phòng hóa este nào sau đây thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
Đáp án A
Vinyl axetat : CH3COOCH=CH2 + NaOH -> CH3COONa + CH3CHO (tráng bạc)
Câu 18:
Hòa tan hết 4,6 gam Natri trong 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được H2 và dung dịch X. Cô cạn X được số gam chất rắn là
Đáp án B
,nNa = 0,2 mol ; nHCl = 0,05 mol
Na + HCl -> NaCl + ½ H2
Na + H2O -> NaOH + ½ H2
Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn : 0,05 mol NaCl và 0,15 mol NaOH
=> m = 8,925g
Câu 19:
Xà phòng hóa hoàn toàn 8,88 gam hỗn hợp 2 este C3H6O2 (có số mol bằng nhau) bằng dung dịch NaOH được bao nhiêu gam muối
Đáp án A
2 este là : HCOOC2H5 và CH3COOCH3 có số mol bằng nhau là 0,06 mol
=> Phản ứng với NaOH thu được : 0,06 mol HCOONa và CH3COONa
=> mmuối = 9g
Câu 20:
4,725 etyl amin tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu gam tủa
Đáp án C
,namin = 0,105 mol
C2H5NH2 + H2O -> C2H5NH3+ + OH-
Fe3+ + 3 OH- -> Fe(OH)3
=> nFe(OH)3 = 1/3 . namin = 0,035mol
=> mkết tủa = 3,745g
Câu 21:
Đun nóng dung dịch chứa 0,72 gam NaOH với lượng dư triolein. Kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu gam glyxerol. (hiệu suất 100%)
Đáp án A
nNaOH = 0,018 mol
3NaOH + triolein -> Glixerol + 3Natrioleat
=> nGlixerol = 0,006 mol => mGlixerol = 0,552g
Câu 22:
Cho 11,7 gam glucozo phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3. Kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu gam Ag
Đáp án B
Glucozo -> 2Ag
=> nAg = 2nGlucozo = 0,13 mol
=> mAg = 14,04g
Câu 23:
Cho 4,368 gam bột Fe tác dụng với m gam bột S. Sau phản ứng được rắn X. Toàn bộ X tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư được sản phẩm khử duy nhất là 0,12 mol NO. Giá trị m là
Đáp án A
Coi hỗn hợp X gồm Fe và S phản ứng với HNO3
Fe – 3e -> Fe3+
S – 6e -> S6+
N5+ + 3e -> N2+
Bảo toàn e : 3nFe + 6nS = 3nNO
=> nS = 0,021 mol
=> m = 0,672g
Câu 24:
Cho 2,24 lit đktc khí CO đi từ từ qua một ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3, CuO. Sau phản ứng thu được (m - 0,8) gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Tính tỷ khối hơi của X so với H2
Đáp án B
Phản ứng tổng quát : CO + Ooxit -> CO2
=> mrắn giảm = mO pứ = 0,8g => nO pứ = nCO2 = 0,05 mol
=> X gồm 0,05 mol CO và 0,05 mol CO2
=> dX/H2 = 18
Câu 25:
Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m bằng
Đáp án A
pH = 13 => pOH = 1 => [OH-] = 0,1 M => nNaOH = 0,01 mol = nNa ( BT nguyên tố )
=> m = 0,23g
Câu 26:
Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3 thu được x mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của x là
Đáp án A
Bảo toàn e : 2nCu = nNO2
=> x = 0,05 mol
Câu 27:
Một lá sắt có khối lượng m gam nhúng vào dung dịch CuSO4. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng lá sắt bằng (m + 2,4) gam. Khối lượng Cu do phản ứng sinh ra bám lên lá sắt là
Đáp án D
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
,x -> x mol
=> mtăng = mCu – mFe pứ = 64x – 56x = m + 2,4 – m
=> x = 0,3 mol
=> mCu bám = 0,3.64 = 19,2g
Câu 28:
Cho m gam bột Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng được sản phẩm khử duy nhất là 0,224 lít NO đktc. Giá trị m là
Đáp án B
Bảo toàn e : 3nAl = 3nNO => nAl = 0,01 mol
=> m = 0,27g
Câu 29:
Xà phòng hóa 0,3 mol metyl acrylat bằng dung dịch có 0,2 mol KOH. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch được bao nhiêu gam chất rắn khan
Đáp án B
CH2=CHCOOCH3 + KOH -> CH2=CHCOOK + CH3OH
=> Sau phản ứng chất rắn gồm 0,2 mol CH2=CHCOOK
=> m = 22g
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm Cu và CuO (trong đó tỷ lệ % khối lượng CuO là 29,41%). Cho m gam X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng được sản phẩm khử duy nhất là 0,2 mol NO. Vậy m gam X phản ứng với nhiều nhất là bao nhiêu lít dung dịch HCl 1M
Đáp án B
, bảo toàn e : 2nCu = 3nNO => nCu = 0,3 mol
Vì %mCuO trong X là 29,41% => %mCu trong X là 70,59%
=> nCuO = 0,1 mol
CuO + 2HCl -> CuCl2 + H2O
=> nHCl = 0,2 mol => V = 0,2 lit
Câu 31:
Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe trong một lượng vừa đủ dung dịch loãng HNO3 loãng nồng độ 20% thu được dung dịch X (2 muối) và sản phẩm khử duy nhất là NO. Trong X nồng độ Fe(NO3)3 là 9,516% và nồng độ C % của Al(NO3)3 gần bằng
Đáp án C
Vì ta thấy phản ứng 2 kim loại đều tạo muối hóa trị III
=> Coi hỗn hợp đầu chỉ gồm 1 kim loại M với số mol là 1 mol
M + 4HNO3 à M(NO3)3 + NO + 2H2O
=> nNO = 1mol ; nHNO3 = 4 mol => mdd HNO3 = 1260g
Bảo toàn khối lượng : mdd sau = 1230 + M (g)
Gọi %m Al(NO3)3 = x%
=> C%M*NO3)3 =
Mà MAl < M < MFe => 27 < M < 56
=>
=> 7,429 < x < 9,302
=> Chỉ có giá trị 8,4% thỏa mãn
Câu 32:
Dùng ít nhất bao nhiêu phản ứng để tách anilin khỏi hỗn hợp 3 chất anilin, phenol và benzen
Đáp án A
+) Dùng HCl : sẽ phản ứng với anilin tạo C6H5NH3Cl tan trong nước. phenol và benzen lại không tan. Lọc lấy phần dung dịch tan.
+) Dùng NaOH phản ứng với C6H5NH3Cl tạo trở lại C6H5NH2 không tan trong nước
=> tách thành công.
=> Cần dùng 2 chất
Câu 33:
Cho các chất a) đimetyl oxalat b) o-cresol c) 0-xylen d) phenol e) etanal g) axit fomic h) anlyl propionat. Chất nào trong số trên phản ứng được với nước Brom, Na, dung dịch NaOH nhưng không phản ứng được với NaHCO3
Đáp án B
Phản ứng được với Na ,Br2 , NaOH mà không phản ứng được với NaHCO3
=> Chất đó không chứa nhóm COOH , chứa nhóm OH gắn trực tiếp vào vòng benzen
Gồm : b) o – cresol ; d) phenol
Câu 34:
Số mol chất X bị đốt cháy + nH2O = nCO2. Loại chất nào sau đây, khi bị đốt cháy hoàn toàn thu được kết quả thỏa mãn điều kiện trên
Đáp án B
Ta có: nCO2 – nH2O = nX
=> X phải chứa 2( p + vòng )
=>Các chất thỏa mãn là : axit và andehit no 2 chức mạch hở
Câu 35:
Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị m là
Đáp án D
Tổng số mol khí NO sau các phản ứng là : 0,07 mol
Giả sử trong Y có Fe3+ và Fe2+
=> bảo toàn e : 3nFe3+ + 2nFe2+ = 3nNO
Lại có : 2Fe3+ + Cu -> Cu2+ + 2Fe2+ ( Y hòa tan Cu nhưng không có sản phẩm khử của N+5)
=> nFe3+ = 2nCu = 0,065 mol => nFe2+ = 0,0075 mol
=> m = 56.( 0,065 + 0,0075 ) = 4,06g
Câu 36:
Phản ứng giữa 2 chất nào sau đây thu được sản phẩm trong đó Clo đạt mức oxy hóa cao nhất của nó
Đáp án C
Cl đạt số oxi hóa +5 trong phản ứng :
3Cl2 + 6KOH đặc nóng -> KClO3 + 5KCl + 3H2O
Câu 37:
Trong công ngiệp, sản xuất NH3, phản ứng xảy ra tạo thành một cân bằng hóa học. Cân bằng hóa học này phải thực hiện ở áp suất cao, nhiệt độ thấp nhưng không quá thấp (khoảng 4500C). Từ đó suy ra đặc điểm của phản ứng là
Đáp án C
Vì mục đích tăng hiệu suất => cá yếu tố tác động sao cho cân bằng chuyeenrdichj theo chiều thuận
+) Áp suất cao => phản ứng thuận làm giảm áp suất của hệ
+) Nhiệt độ thấp nhưng không quá thấp => phản ứng thuận tỏa nhiệt
Câu 38:
Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunphat trung hòa và 10,08 lit đktc khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỷ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây
Đáp án A
10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài
không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23 : 18
=> Z có 0,05 mol NO và 0,4 mol H2
Bảo toàn khối lượng : mX + mKHSO4 = m muối + mZ + mH2O
=> nH2O = 1,05 mol
Bảo toàn H : nKHSO4 = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4+ => nNH4+= 0,05 mol.
Bảo toàn N : 2nFe(NO3)2 = nNO +nNH4+ => nFe(NO3)2 = 0,05 mol
Bảo toàn O : 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 = nNO + nH2O => nFe3O4 = 0,2 mol
%mAl = 16,3% gần nhất với giá trị 15%
Câu 39:
Ba dung dịch X,Y,Z, thỏa mãn
- X tác dụng với Y thì có tủa xuất hiện
- Ytác dụng với Z thì có tủa xuất hiện
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra . X,Y,Z, lần lượt là
Đáp án C
X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện
=> loại D vì: NaHCO3 + NaHSO4 không có kết tủa.
X tác dụng với Z thì có khí thoát ra
=> loại A và B vì không tạo khí.
Câu 40:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxy được 0,09 mol CO2, 0,125 mol H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng được số gam muối là
Đáp án A
Bảo toàn khối lượng :
mX = m = mC + mH + mN = 0,09.12 + 0,125.2 + 0,015.2.14 = 1,75g
, nH+ = 2nH2SO4 = nNH2 = nN = 0,03 mol => nH2SO4 pứ = 0,015 mol
=> mmuối = m + mH2SO4 pứ = 3,22g
Câu 41:
Nhận xét nào sau đây không đúng về bảng tuần hoàn Menđêlêep.
Đáp án B
Trong nhóm A từ trên xuống dưới độ âm điện giảm dần
Câu 42:
Cho 2,76 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỷ lệ số mol tương ứng 2:1 hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được sản phẩm khử chỉ gồm NO2 và NO. Thể tích hỗn hợp khí NO + NO2 ít nhất thu được gần với giá trị nào sau đây
Đáp án A
Cho 2,76 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỷ lệ số mol tương ứng 2:1
=> nCu = 0,03 mol ; nFe = 0,015 mol
Để tổng lượng khí thấp nhất thì HNO3 chỉ oxi hóa Fe thành Fe2+
Bảo toàn e : 2nCu + 2nFe = nNO2 + 3nNO = 0,09 mol
=> nếu khí chỉ có NO2 => nNO2 = 0,09 mol => V = 2,016 lit
Và nếu chỉ có NO => nNO = 0,03 mol => V = 0,672 lit
=> 0,672 < Vhh < 2,016
Câu 43:
Thủy phân hết một tấn mùn cưa chứa 80% xenlulozo rồi cho lên men rượu với hiệu suất 60%. Biết khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8g/ml.Thể tích rượu 400 thu được là
Đáp án B
Xenlulozo (C6H10O5)n à nC6H12O6 à 2nC2H5OH
nancol = 2n nXenlulozo . H% = 2n. = 5925,93 mol
=> VC2H5OH = n ancol . Mancol /D = 340740,74 ml
=> V rượu = 851,85 lít
Câu 44:
Cho sơ đồ:
Trong đó X,Y,Z đều là sản phẩm chính. Nhận xét nào sau đây đúng :
Đáp án C
3 – metylbut-2-en
CH3 – CH – CH = CH2 + H2O à CH3 – CH – CH(OH) – CH3
| |
CH3 CH3 (3-metylbut-2-ol)
CH3 – CH – CH – CH3 à CH3 – C = CH – CH3 + H2O
| | |
CH3 OH CH3 (2-metylbut-2-en)
CH3 – C = CH – CH3 + H2O à CH3 – C(OH) – CH2 – CH3
| |
CH3 CH3 (2-metylbut-2-ol)
Câu 45:
Cho dãy các chất : m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; CH3NH3NO3
Có bao nhiêu chất kể trên thỏa mãn điều kiện: một mol chất đó phản ứng tối đa 2 mol NaOH
Đáp án D
Các chất thỏa mãn là : m-CH3COOC6H4CH3 ; ClH3NCH2COONH4 ; p-C6H4(OH)2
=> Có 3 chất thỏa mãn
Câu 46:
Cho m gam hỗn hợp Mg, Al, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng. Kết thúc phản ứng được 0,896 lit đktc SO2. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng được (m + 7,04) gam chất rắn khan. Số mol H2SO4 tham gia phản ứng gần nhất giá trị nào sau đây
Đáp án D
, mtăng = mSO4 muối = 7,04g
=> bảo toàn nguyên tố : nH2SO4 pứ = nSO4 muối + nSO2 = 0,1133 mol
Câu 47:
Hợp chất hữu cơ X thuần chức (chỉ chứa C,H,O). 5,8 gam X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 được 43,2 gam Ag. Hydro hóa hoàn toàn 0,1 mol X được chất Y. Toàn bộ Y phản ứng vừa hết 4,6 gam Natri. Đốt cháy hoàn toàn X thu được
Đáp án B
Khi 0,1 mol Y phản ứng với 0,2 mol Na => Y có tổng số nhóm OH và COOH trong phân tử là 2
Mà X hidro hóa tạo Y => X có 2 nhóm CHO ( Vì X thuần chức )
. => nX = ¼ nAg = 0,1 mol
=> MX = 58g => X là (CHO)2
Khi đốt cháy X thì nCO2 = 2nH2O
Câu 48:
Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiên nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây, theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
Đáp án C
Khi có sấm chớp sẽ xảy ra phản ứng : N2 + O2 -> 2NO
Sau đó : 4NO + 3O2 + 2H2O -> 4HNO3
=> theo nước mưa rơi xuống hòa với các ion trong đất tạo phân nitrat cung cấp cho cây trồng
Câu 49:
Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim loại). Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên
Đáp án A
Đầu tiên Al phản ứng với AgNO3 trước
(1) Nếu Al còn dư thì phản ứng với Ni(NO3)2 ; Cu không phản ứng
(2) Nếu Al hết và AgNO3 dư thì Cu phản ứng với AgNO3 , Ni(NO3)2 giừ nguyên.
X tan 1 phần trong HCl => Chứng tỏ giả thuyết (1) đúng
=> Y gồm Al3+ ; Ni2+ ( có thể )
Mà Y phản ứng với NaOH vừa đủ tạo 2 hydroxit => Y phải có Ni2+
=> Rắn X gồm Ag, Cu , Ni
Câu 50:
Nguyên tố Z có 2 đồng vị X, Y với khối lượng nguyên tử trung bình bằng 79,9. Hạt nhân đồng vị X có 35 hạt proton và 44 hạt notron. Hạt nhân đồng vị Y có số hạt notron nhiều hơn X 2 hạt. Tỷ lệ số nguyên tử Y/X là
Đáp án C
, AX = 35 + 44 = 79 . Do nY – nX = 2 => AY = 81
Giả sử trong 1 mol Z có x mol X => có (1 – x) mol Y
=> 79,9 = 79x + 81(1 – x)
=> x = 0,55 mol
=> nY : nX = 0,45 : 0,55 = 9 : 11