Bộ đề ôn luyện Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 9)
-
6083 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
Chọn đáp án C
nước là một chất điện li yếu, rất yếu
như ta biết nước nguyên chất (nước cất) không dẫn điện vì lí do này.
còn lại dung dịch bazơ tan như Ba(OH)2 hay axit mạnh H2SO4
và các muối như Al2(SO4)3 đều là các chất điện li mạnh.
⇒ chọn đáp án C
Câu 2:
Cho biết chất nào sau đây thuộc hợp chất monosaccarit?
Chọn đáp án C
Bài học: bảng phân chia một số hợp chất saccarit
⇒ thuộc loại monosaccarit là glucozơ ⇒ chọn đáp án C
Câu 3:
Chất nào sau đây làm khô khí NH3 tốt nhất?
Chọn đáp án C
Ø Nguyên tắc chung cần ghi nhớ:
• Chất làm khô là chất có khả năng hút ẩm mạnh.
• Chất làm khô không tác dụng, không hòa tan với khí (cả khi có nước)
• Trong quá trình làm khô khí thì không giải phóng khí khác.
Theo đó, các axit HCl, H2SO4, HNO3 không thỏa mãn đk (2) là
đều có phản ứng với NH3 ⇒ loại các đáp án A, B, D
Câu 4:
Trong những dãy chất nào sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
Chọn đáp án D
Đồng phân là các hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử.
⇒ thỏa mãn yêu cầu là đáp án D. ancol etylic C2H5OH
Và đimetyl ete CH3OCH3 có cùng CTPT là C2H6O
⇒ chọn đáp án D
Câu 5:
Để phân biệt khí CO2 và khí SO2, có thể dùng
Chọn đáp án A
CO2 và SO2 cùng không phản ứng với dung dịch KNO3.
cùng phản ứng với dung dịch NaOH và Ca(OH)2 cho cùng hiện tượng
⇒ không dùng được dung dịch KNO3, NaOH và Ca(OH)2 để phân biệt chúng.!
Chỉ có dung dịch Br2 (p/s: đề đúng phải nói là nước brom.!)
Câu 6:
Chất béo là trieste của axit béo với
Chọn đáp án B
Theo định nghĩa: chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
⇒ chọn đáp án B
Câu 7:
Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
Chọn đáp án C
• dung dịch Na2SO4, KCl có pH = 7, môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu.
• dung dịch HCl là dung dịch axit, pH < 7 làm quỳ tím hóa đỏ.
• dung dịch kiềm NaOH có pH > 7, môi trường bazo → làm quỳ tím hóa xanh
⇒ thỏa mãn yêu cầu là đáp án C
Câu 9:
Một axit no A có công thức đơn giản nhất là C2H3O2. Công thức phân tử của axit A là
Chọn đáp án B
từ CTĐGN của A là C2H3O2 ⇒ CTPT của A dạng C2nH3nO2n.
A là axit no ⇒ số H = 2 × (số C) + 2 – (số O) ||⇒ có 3n = 2 × (2n) + 2 – 2n
⇒ n = 2 → công thức phân tử của axit A là C4H6O4 ⇒ chọn đáp án B
Câu 12:
Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac; (4) anilin. Số dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là
Chọn đáp án D
làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh gồm:
(1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac.
Anilin không làm quỳ tím đổi màu ⇒ chọn đáp án D
Câu 13:
Để phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Xác định công thức của amin X?
Chọn đáp án C
Amin X đơn chức dạng CxHyN + HCl → CxHy + 1NCl.
⇒ nX = nHCl = 0,08 mol. Lại có 100 gam X 4,72% ⇒ mX dùng = 4,72 gam.
⇒ MX = 4,72 ÷ 0,08 = 59 ứng với công thức của amin X là C3H9N. Chọn C
Câu 14:
Aminoaxit X có tên thường là Glyxin. Vậy công thức cấu tạo của X là:
Chọn đáp án C
Glyxin là H2NCH2COOH
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án D
• bằng phản ứng hidro hóa có thể chuyển chất béo lỏng (không no) thành chất béo rắn (no) → phát biểu A đúng.!
• do este không có liên kết hidro liên phân tử nên este có thấp hơn hẳn ancol.
• công thức của este đơn chức hay đa chức đều có số H chẵn → B và C cũng đều đúng.
• chất béo là trieste của glixerol và các axit béo nên khi xà phòng hóa sẽ thu được các muối của axit béo và glixerol chứ không phải etylen glicol → D sai → chọn đáp án D
Câu 18:
Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
Chọn đáp án A
Este no đơn chức có dạng CnH2nO2 (1).
Đốt este thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng
⇒ este có dạng cacbohiđrat Ca(H2O)b (2).
Từ (1) và (2) ⇒ b = 2 ⇒ 2n = 4 ⇒ n = 2 → este là C2H4O2
ứng với công thức cấu tạo duy nhất là HCOOCH3: metyl fomat
→ chọn đáp án A.
Câu 19:
Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là
Chọn đáp án B
60 đvC ⇒ X1 và X2 có cùng CTPT là C2H4O2.
||⇒ X1 và X2 là một trong các chất: HCOOCH3 (este);
HOCH2CHO (tạp chức ancol-anđehit) hoặc CH3COOH (axit cacboxylic).
• X1 có khả năng phản ứng với Na, NaOH và NaHCO3
⇒ X1 là axit cacboxylic CH3COOH (axit axetic).
• X2 có phản ứng với NaOH nhưng không phản ứng với Na
⇒ X2 chính là este HCOOCH3 (metyl fomat).
Theo đó, đáp án cần chọn là B
Câu 20:
Một ancol no đơn chức có %O = 50% về khối lượng. CTPT của ancol là
Chọn đáp án B
Ancol no, đơn chức dạng CnH2n + 2O có %mO trong ancol = 50%
⇒ Mancol = 16 ÷ 0,5 = 32 → ứng với ancol metylic CH3OH thỏa mãn.
⇒ chọn đáp án B
Câu 24:
Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức chung của X có dạng
Chọn đáp án C
Các tỉ lệ: nHCl : nhận xét = 2 : 1 và nNaOH = 1 : 1
⇒ cho biết phân tử amino axit X có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH.
⇒ công thức chung của X có dạng (H2N)RCOOH → chọn đáp án C
Câu 25:
Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
Chọn đáp án A
• anilin: C6H5NH2 không làm quỳ tím đổi màu.
• amoni clorua: NH4Cl có tính axit, pH < 7, làm quỳ tím chuyển màu hồng
⇒ loại các đáp án B, C, D. đáp án A thỏa mãn yêu cầu:
Chúng gồm: metylamin (CH3NH2); amoniac (NH3) và natri axetat (CH3COONa).
Câu 26:
Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hóa X thành Y. Chất Z không thể là:
Chọn đáp án A
Câu 28:
Đốt cháy hoàn toàn amino axit X cần vừa đủ 30,0 gam khí oxi. Cho hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 48,75 gam và còn thoát ra 2,8 lít N2 (đktc). Vậy công thức phân tử của X có thể là
Chọn đáp án C
¨ đốt X cần 30 gam O2 ® 48,75 gam (CO2 + H2O) + 0,125 mol N2.
⇒ theo bảo toàn khối lượng có mX = 22,25 gam.
Quan sát 4 đáp án ⇒ X có 1N ⇒ = 0,25 mol.
⇒
Vậy CTPT của X là C3H7O2N.
⇒ chọn đáp án C
Câu 30:
Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí.
- Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí.
Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)
Chọn đáp án C
Phần 1: tác dụng với HNO3 đặc, nguội ⇒ Fe không phản ứng, sản phẩm khử là NO2 (do dùng HNO3 đặc).
⇒ Bảo toàn electron có: 2nCu = nNO2 = 0,03 mol ⇒ nCu = 0,015 mol.
Phần 2: tác dụng với H2SO4 loãng ⇒ Cu không phản ứng, chỉ có Fe phản ứng:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ ||⇒ nFe = 0,02 mol.
Theo đó, m = 2 × (0,015 × 64 + 0,02 × 56) = 4,16 gam (tránh quên × 2 do chia đôi)
Câu 34:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2
(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3
(3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3
(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2
(5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3
(6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch chứa CaCl2 và MgSO4
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là:
Chọn A