IMG-LOGO

Bộ đề ôn luyện Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 19)

  • 4180 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tơ nilon–6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng


Câu 2:

Este nào nào sau đây có mùi chuối chín ?

Xem đáp án

Đáp án D

Mùi este cần nhớ:

– Benzyl axetat: mùi hoa nhài.

– Isoamyl axetat: mùi chuối chín.

– Etyl butirat và estyl propionat: mùi dứa.

– Geranyl axetat: mùi hoa hồng.


Câu 3:

Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp


Câu 4:

Benzyl axetat có công thức cấu tạo là


Câu 5:

Kim loại dẫn điện tốt nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

Độ dẫn điện/dẫn nhiệt: Ag > Cu > Au > Al > Fe


Câu 6:

Axit ađipic có công thức là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 7:

Trong các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít sau, dung dịch nào đẫn điện kém nhất ?

Xem đáp án

Đáp án A

Tổng nồng độ mol các ion càng lớn thì dung dịch dẫn điện càng tốt và ngược lại.

Xét các đáp án, GIẢ SỬ nồng độ các dung dịch đều là 1 mol/lít.

A. CH3COOH CH3COO + H+  ∑[ion] < 2M.

B. CH3COONa → CH3COO + Na+  ∑[ion] = 2M.

C. NaOH → Na+ + OH  ∑[ion] = 2M.

D. HCl → H+ + Cl  ∑[ion] = 2M.

|| CH3COOH dẫn điện kém nhất


Câu 9:

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:

Xem đáp án

Đáp án A

– Các nhóm đẩy e như ankyl làm tăng tính bazơ của amin. 

– Ngược lại, các nhóm hút e như phenyl làm giảm tính bazơ của amin.

– Với các amin béo (amin no) thì tính bazơ: bậc 2 > bậc 1 > bậc 3.


Câu 11:

Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là

Xem đáp án

Đáp án D

Các đồng phân amin bậc I là CH3CH2CH2CH2 NH2, CH3CH2CH(NH2)CH3,

CH3CH(CH3)CH2NH2, CH3C(CH3)(NH2)CH3 


Câu 12:

Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

Xem đáp án

Đáp án C

A và D loại vì glixerol.

B loại vì saccarozơ


Câu 13:

Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, CuCl2, FeCl3, HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

Xem đáp án

Đáp án C

Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa đủ 3 điều kiện sau:

- Các điện cực phải khác nhau về bản chất. 

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

● Chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

● Ban đầu Fe bị ăn mòn hóa học: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

● Chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.

● Do H+/H2 > Cu2+/Cu  Fe tác dụng với Cu2+ trước: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

có 2 trường hợp thỏa


Câu 14:

Cho m gam hỗn hợp hơi X gồm hai ancol (đơn chức, bậc I, là đồng đẳng kế tiếp) phản ứng với CuO dư, thu được hỗn hợp hơi Y gồm nước và anđehit. Tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 14,5. Cho toàn bộ Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án D

► RCH2OH + CuO t°RCHO + Cu↓ + H2O || nanđehit = nH2O.

MY = 29 Manđehit = 29 × 2 – 18 = 40 2 anđehit là HCHO và CH3CHO.

● Dùng sơ đồ đường chéo nHCHO : nCH3CHO = 2 : 5 = 2x : 5x.

|| nAg = 4 × 2x + 2 × 5x = 0,6 mol  x = 1/30 mol.

► m = 2/30 × 32 + 5/30 × 46 = 9,8(g)


Câu 15:

Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ có natri axetat và metylamin không thỏa  chọn C.

● Axit axetic: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.

● Phenylamoni clorua: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.

● Glyxin: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.

● Phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.


Câu 16:

Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Chọn C vì trong phân tử đipeptit mạch hở có 1 liên kết peptit


Câu 17:

Thuỷ phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là

Xem đáp án

Đáp án A

nX = nY = nKOH = 0,1 mol MX = 88 (C4H8O2).

MY = 46 (C2H5OH) X là CH3COOC2H5 


Câu 18:

Hỗn hợp X chứa 2 mol NH3 và 5 mol O2. Cho X qua Pt (xt) và đun ở 9000C, thấy có 90% NHbị oxi hóa. Lượng O2 còn dư là:

Xem đáp án

Đáp án A

 4NH3 + 5O2 900°CPt 4NO + 6H2O || nNH3 phản ứng = 2 × 0,9 = 1,8 mol.

nO2 phản ứng = 1,8 × 5 ÷ 4 = 2,25 mol nO2 dư = 2,75 mol


Câu 19:

eO, CuO, MgO, Cho khí NH3 dư qua hỗn hợp gồm: FAl2O3, PbO nung nóng. Số phản ứng xảy ra là

Xem đáp án

Đáp án B

NH3 chỉ khử được oxit của các kim loại sau Al.

NH3 chỉ phản ứng với FeO, CuO và PbO


Câu 20:

Để loại tạp chất là hơi nước có trong khí CO, người ta sử dụng hóa chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Chọn B vì H2SO4 đặc háo nước và không tác dụng với CO


Câu 21:

Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4loãng là

Xem đáp án

Đáp án C

Các kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng 

phải đứng trước H trong dãy điện hóa.

|| các kim loại thỏa mãn là Al và Fe


Câu 22:

Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Kim loại kiềm, kiềm thổ và Al được điều chế bằng cách 

điện phân nóng chảy oxit, hidroxit và muối clorua tương ứng


Câu 23:

Cho 3,36 (lít) khí CO2 vào 200 ml dung dịch NaOH xM và Na2CO3 0,4M thu được dung dịch X chứa 19,98 gam hỗn hợp muối. Xác định nồng độ mol/l của NaOH trong dung dịch?

Xem đáp án

Đáp án A

Do thu được hỗn hợp muối X chứa cả Na2CO3 và NaHCO3 với số mol a và b. 

∑nC = a + b = nCO2 + nNa2CO3 = 0,23 mol

mmuối = 106a + 84b = 19,98(g).

► Giải hệ cho: a = 0,03 mol; b = 0,2 mol. Bảo toàn nguyên tố Natri:

nNaOH = 0,03 × 2 + 0,2 – 0,08 × 2 = 0,1 mol

 x = 0,1 ÷ 0,2 = 0,05M


Câu 24:

Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

phản ứng điều chế xenlulozơ trinitrat xảy ra như sau:

[C6H7(OH)3]n + 3nHO-NO2 ® [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

biết hiệu suất = 90% → m = 16,2 ÷ 162 × 0,9 × 297 = 26,73 tấn


Câu 25:

Dãy các chất nào sau đây khi tác dụng với clo trong điều kiện chiếu sáng đều thu được một dẫn xuất monoclo ?

Xem đáp án

Đáp án D

phản ứng điều chế xenlulozơ trinitrat xảy ra như sau:

[C6H7(OH)3]n + 3nHO-NO2 ® [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

biết hiệu suất = 90% → m = 16,2 ÷ 162 × 0,9 × 297 = 26,73 tấn


Câu 26:

Người ta hòa tan hoàn toàn hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 vào nước dư thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau: 

 

 

Giá trị của x là

Xem đáp án

Đáp án D

Đồ thị biểu diễn quá trình của 3 phản ứng lần lượt như sau:

• (1): CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (dùng 0 → a mol CO2).

tại điểm 0,4a cho biết: nCO2 = nBaCO3  0,4a = 0,5 → a = 1,25 mol.

• (2): CO2 + NaOH → NaHCO3 (từ điểm mol CO2 là a → 2a).

• (3): CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2 (từ điểm mol CO2 là 2a → 3a).

tại điểm x mol CO2 cho biết: x = 3a – 0,5 = 3 × 1,25 – 0,5 = 3,25 mol


Câu 27:

Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

CO2 + Ca(OH)2 (dư) → CaCO3↓ + H2O.

có 0,4 mol kết tủa CaCO3 → nCO2 = 0,4 mol.

lên men rượu: C2H12O6 ® 2C2H5OH + 2CO2

với hiệu suất 75% → mglucozơ cần dùng = 0,4 ÷ 2 ÷ 0,75 × 180 = 48 gam.


Câu 28:

 (cấu tạo từ hai amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH), este Y (CnH2n – 12O6) và hai axit không no Z, T (Y, Z, T có cùng số mol). Đun nóng 24,64 gam hỗn hợp E với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được glixerol và a gam hỗn hợp rắn M chỉ chứa 4 muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24,64 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 1,12 mol O2, thu được 0,96 mol CO2. Giá trị của a gần nhất

Xem đáp án

Đáp án B

► Dễ thấy kY = 7 = 3πC=O + 4πC=C || Mặt khác, M chứa 4 muối.

|| Y là este của Z, T và glixerol chia 4πC=C = 2 × 1πC=C + 1 × 2πC=C.

Không mất tính tổng quát, giả sử Z chứa 1πC=C và T chứa 2πC=C.

Y chứa 2 gốc Z và 1 gốc T. Đặt nY = t mol nZ = nT = t mol.

► Quy E về C2H3NO, CH2, H2O, CH2=CHCOOH, HC≡CCOOH, C3H8O3.

nCH2=CHCOOH = 3t mol; nHC≡CCOOH = 2t mol; nC3H8O3 = t mol.

● Đặt nC2H3NO = x; nCH2 = y; nH2O = z || mE = 57x + 14y + 18z + 448t = 24,64(g).

nKOH = x + 5t = 0,35 mol; nO2 = 2,25x + 1,5y + 17,5t = 1,12 mol.

nCO2 = 2x + y + 18t = 0,96 mol || giải hệ cho: x = 0,3 mol; y = 0,18 mol

z = 0,03 mol; t = 0,01 mol || M gồm C2H4NO2K, CH2=CHCOOK, HC≡CCOOK và CH2.

► a = 0,3 × 113 + 0,01 × 3 × 110 + 0,01 × 2 × 108 + 0,18 × 14 = 41,88(g)  chọn B.


Câu 29:

Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là:

Xem đáp án

Đáp án B

► Quy quá trình về: X + H2SO4 + (NaOH + KOH) vừa đủ.

nH2O = ∑nOH = 2nX + 2nH2SO4 = 0,4 mol || 0,1 mol NaOH và 0,3 mol KOH.

Bảo roán khối lượng: mX = 36,7 + 0,4 × 18 – 0,1 × 40 – 0,3 × 56 – 0,1 × 98 = 13,3(g) 

|| %mN = 0,1 × 14 ÷ 13,3 × 100% = 10,526%


Câu 30:

Hấp thụ hết 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 250 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 125 ml dung dịch X vào 375 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 3,36 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 125 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 49,25 gam kết tủa. Giá trị của x

Xem đáp án

Đáp án B

► Xét TN1: đặt nCO32– phản ứng = a; nHCO3 phản ứng = b. 

nCO2 = a + b = 0,15 mol; nHCl phản ứng = 2a + b = 0,1875 mol 

|| giải hệ có: a = 0,0375 mol; b = 0,1125 mol nCO32–/X : nHCO3/X = a : b = 1 : 3.

► Xét TN2: ∑nC/X = n = 0,25 mol 250 ml X chứa 0,5 mol C.

Bảo toàn nguyên tố Cacbon: y = 0,5 – 0,25 = 0,25 mol.

● Chia 0,5 mol C thành 0,125 mol CO32– và 0,375 mol HCO3.

Bảo toàn điện tích: nK+ = 0,625 mol. Bảo toàn nguyên tố Kali:

x = 0,625 – 0,25 × 2 = 0,125 mol


Câu 32:

Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ, luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Biết rằng X, Y (MX < MY) là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là

Xem đáp án

Đáp án D

► Bảo toàn gốc OH: nOH/ancol = nKOH = 0,4 mol || -OH + Na → -ONa + 1/2H2↑.

nH2 = nOH ÷ 2 = 0,2 mol. Bảo toàn khối lượng: mF = 15,2 + 0,2 × 2 = 15,6(g).

● Bảo toàn khối lượng: mmuối = 30,24 + 0,4 × 56 – 15,6 = 37,04(g). Bảo toàn nguyên tố Kali:

nCOOK = nKOH = 0,4 mol; nK2CO3 = 0,2 mol. Đặt nCO2 = x; nH2O = y. Bảo toàn nguyên tố Oxi:

0,4 × 2 + 0,42 × 2 = 0,2 × 3 + 2x + y || Bảo toàn khối lượng: 37,04 + 0,42 × 32 = 0,2 × 138 + 44x + 18y.

► Giải hệ có: x = 0,52 mol; y = 0 mol muối không chứa H muối phải là của axit 2 chức. 

X và Y là este 2 chức nX = 0,12 mol; nY = 0,08 mol. Đặt số C trong gốc axit của X và Y là a và b. 

0,12a + 0,08b = 0,2 + 0,52. Giải phương trình nghiệm nguyên: a = 2 và b = 6 

2 muối là (COOK)2 và KOOCC≡C-C≡CCOOK

● Mặt khác, đốt X hay Y đều cho nCO2 = nO2 

có dạng cacbohidrat Cn(H2O)m 

● Lại có: X và Y đều là este 2 chức m = 4 X và Y đều chứa 8H.

Do X và Y mạch hở 2 ancol đều đơn chức nF = nOH = 0,4 mol MF = 39 chứa CH3OH.

► X là CH3OOCCOOC2H5 và Y là CH3OOCC≡C-C≡CCOOC2H5  Y chứa 21 nguyên tử 


Câu 33:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.

(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO. 

(c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH. 

(d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư.

(e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào H2O dư. 

(f) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra). 

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

Xem đáp án

Đáp án B

(a) Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O chứa 2 muối là FeCl3 và FeCl2.

(b) 3Fe3O4 + 28HNO3 dư → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O chứa 1 muối Fe(NO3)3.

(c) NaOH + SO2 dư → NaHSO3  chứa 1 muối NaHSO3.

(d) Fe + 2FeCl3 dư → 3FeCl2  chứa 2 muối là FeCl2 và FeCl3 dư.

(e) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2  chứa 2 muối là CuCl2 và FeCl2.

(f) Do không có khí thoát ra sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NH4NO3.

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O chứa 2 muối là Al(NO3)3 và NH4NO3.

chỉ có (b) và (c) không thỏa


Câu 34:

Cho các phương trình hóa học sau xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:

X + 4NaOH t° Y + Z + T + 2NaCl + H2O.

Y + 2AgNO3 +3NH3 + H2O → C2H4NO4Na +2Ag + 2NH4NO3.

Z+ HCl → C3H6O3 + NaCl.

T+ ½.O2 t° C2H4O2

Biết  X không phân nhánh. Công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

Đáp án C

● Dễ thấy T là CH3CHO (CH3CHO + O2 ® CH3COOH).

● Z + HCl theo tỉ lệ 1 : 1 Z chứa 1 COOH Z là HOC2H4COONa.

(HOC2H4COONa + HCl → HOC2H4COOH + NaCl).

● Y + AgNO3/NH3 sinh ra Ag↓ theo tỉ lệ 1 : 2 chứa 1 CHO

Mặt khác, sản phẩm của phản ứng tráng bạc chứa Na Y là OHC-COONa. 

(OHC-COONa + 2AgNO3 + 3NH3 ® NH4OOCCOONa + 2Ag↓ + 2NH4NO3).

● X + 4NaOH → 2NaCl X chứa 2 gốc este và 2 gốc clo 

X là ClC2H4COOCH(Cl)COOCH=CH2


Câu 35:

Cho các phát biểu sau:

(1) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(2) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.

(3) Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt. 

(4) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa. 

(5) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

(6) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

(7) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì có cùng công thức là (C6H10O5)n.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Sai, polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

(2) Sai, anilin là chất lỏng ở điều kiện thường.

(3) Đúng.

(4) Đúng vì sữa có thành phần chính là protein. Do chanh chứa axit citric 

nên khi cho vào thì làm biến tính protein protein bị đông tụ lại tạo kết tủa.

(5) Đúng vì triolein chứa πC=C.

(6) Sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure.

(7) Sai vì khác nhau hệ số mắt xích n.

(3), (4), (5) đúng


Câu 36:

Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là

Xem đáp án

Đáp án D

MZ = 36,6 Z gồm CH3NH2 và C2H5NH2 với số mol x và y

● nZ = x + y = 0,2 mol; mZ = 31x + 45y = 0,2 × 36,6 || giải hệ có: 

x = 0,12 mol; y = 0,08 mol || A là (C2H5NH3)2CO3 và B là (COOH3NCH3)2

Y gồm 0,04 mol Na2CO3(D) và 0,06 mol (COONa)2(E).

► mE = 0,06 × 134 = 8,04(g)


Câu 37:

Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương ứng là 2:1). Cho X tác dụng với nước (dư) thu được chất rắn Y và 2 mol lít khí. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2SO4 loãng (dư) thu được 0,5 mol lit khí. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ mol của Fe và Al trong X tương ứng là:

Xem đáp án

Đáp án B

► Đặt nAl = x; nFe = y  nNa = 2x || Al tan hết Y chỉ có Fe.

Bảo toàn electron: nNa + 3nAl = 2nH2  2x + 3.x = 2 × 2  x = 0,8 mol.

nFe = nH2 = 0,5 mol ||► nFe : nAl = 0,5 : 0,8 = 5 : 8


Câu 38:

 

Điện phân 100 ml dung dịch gồm CuSO4 aM và NaCl 2M (điện cực trơ, màn ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 1,25A trong thời gian 193 phút. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 9,195 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là

 

Xem đáp án

Đáp án B

ne = 0,15 mol; nCl = 0,2 mol || Cl chưa bị điện phân hết nCl2 = 0,075 mol.

► Ghép sản phẩm, dễ thấy ghép 0,075 mol CuCl2 thì mgiảm = 10,125(g) > 9,195(g) vô lí!.

sản phẩm gồm CuCl2 và HCl với số mol x và y  nCl = 2x + y = 0,15 mol.

mgiảm = 135x + 36,5y = 9,195(g)

giải hệ có: x = 0,06 mol; y = 0,03 mol.

● Do catot đã có điện phân H2O a = 0,06 ÷ 0,1 = 0,6M


Câu 39:

 Cho m gam Mg vào dung dịcChoh chứa 0,1 mol AgNO35 mvà 0,2ol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa hai muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

► Ta có: Mg2+/Mg > Cu2+/Cu > Ag+/Ag || X chứa 2 muối.

|| X gồm Mg(NO3)2 và Cu(NO3)2. Tăng giảm khối lượng:

nFe phản ứng = 0,12 mol < nFe ban đầu  Fe dư, Cu2+ hết.

nCu(NO3)2 = 0,12 mol. Bảo toàn gốc NO3: nMg(NO3)2 = 0,18 mol.

► Bỏ qua gốc NO3 (do được bảo toàn), bảo toàn khối lượng gốc kim loại: 

|| m = 0,18 × 24 + 0,12 × 64 + 19,44 – 0,1 × 108 – 0,25 × 64 = 4,64(g)


Câu 40:

Ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) đều có thành phần nguyên tố C, H, O, chứa các nhóm chức đã học. Hỗn hợp T gồm X, Y, Z, trong đó n= 4(n+ nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 13,2 gam CO2. Mặt khác m gam T phản ứng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch KHCO3 0,1M. Cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là

Xem đáp án

Đáp án D

nCO2 = 0,3 mol; nCOOH = nKHCO3 = 0,04 mol; nCHO = nAg ÷ 2 = 0,26 mol.

► Dễ thấy ∑nC = nCOOH + nCHO  không có C ngoài nhóm chức CHO và COOH.

|| X là (CHO)2, Y là OHC-COOH và Z là (COOH)2 với số mol xy và z.

gt: x = 4.(y + z) || nCHO = 2x + y = 0,26 mol; nCOOH = y + 2z = 0,04 mol.

► Giải hệ có: x = 0,12 mol; y = 0,02 mol; z = 0,01 mol || %mX = 74,52%


Bắt đầu thi ngay