Bộ đề ôn luyện Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 17)
-
6070 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là
Đáp án D
Bậc của amin thường được tính bằng số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử Nitơ.
⇒ amin bậc I chứa gốc -NH2 ⇒ các đồng phân cấu tạo thỏa mãn là:
CH3CH2CH2NH2 và CH3CH(NH2)CH3
Câu 2:
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,… PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây
Đáp án B
Poli (vinyl clorua) (PVC) được tổng hợp trực tiếp từ vinyl clorua.
nCH2=CH-Cl ® [-CH2-CH(Cl)-]n
Câu 3:
Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol
Đáp án D
A. Benzyl axetat: CH3COOCH2C6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5CH2OH.
B. Metyl axetat: CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH.
C. Metyl propionat: C2H5COOCH3 + NaOH → C2H5COONa + CH3OH.
D. Tristearin: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3.
Câu 4:
Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?
Đáp án D
Chọn D do Cu2+/Cu > Ag+/Ag ⇒ Ag không khử được ion Cu2+
Câu 5:
Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất
Đáp án C
Đối với các HCHC có số C xấp xỉ nhau thì nhiệt độ sôi:
Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > hidrocacbon.
Câu 6:
Metylamin không phản ứng với
Đáp án D
A. CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl.
B. 2CH3NH2 + H2SO4 → (CH3NH3)2SO4.
C. 4CH3NH2 + 9O2 ® 4CO2 + 10H2O + 2N2.
D. CH3NH2 + H2 → không phản ứng
Câu 7:
Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa nitơ
Đáp án D
Thu được sản phẩm chứa N ⇒ chất ban đầu chứa N ⇒ chọn D.
A, B và C sai vì chỉ chứa C, H và O
Câu 10:
Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
Đáp án A
A. Polietilen được điều chế bằng cách trùng hợp etilen ⇒ chọn A.
nCH2=CH2 ® (-CH2-CH2-)n.
B. Xenlulozơ triaxetat được điều chế bằng cách este hóa xenlulozơ bằng anhidrit axetic.
[C6H7O2(OH)3] + 3(CH3CO)2O ® [C6H7O2(OCOCH3)3] + 3CH3COOH.
C. Poli (etylen-terephtalat) được điều chế bằng cách trùng ngưng etylen glicol và axit terephtalat.
nHOCH2CH2OH + nHOOCC6H4COOH ® (-OCH2CH2OOCC6H4COO-)n + 2nH2O.
D. Nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.
nH2N(CH2)6NH2 + nHOOC(CH2)4COOH ® [-HN(CH2)4NHOC(CH2)4CO-]n + 2nH2O.
Câu 11:
Este nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CH3COONa và CH3CHO
Đáp án D
A. CH2=CHCOOCH3 + NaOH → CH2=CHCOONa + CH3OH.
B. CH3COOCH=CHCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3CH2CHO.
C. HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3CHO.
D. CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO
Câu 13:
Cho anđêhit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n và m là
Đáp án D
Anđehit no, mạch hở ⇒ πC=C = 0; v = 0 ⇒ k = πC=O.
Lại có: k = (2n + 2 – m) ÷ 2 = 2 (vì 2[O] ⇄ 2 -CHO ⇄ 2πC=O).
||⇒ m = 2n – 2
Câu 14:
Cho dung dịch các chất sau: NaCl (X1), Na2CO3 (X2), NH4Cl (X3), CH3COONa(X4), AlCl3 (X5). Những dung dịch có pH > 7 là
Đáp án B
● NaCl (X1): NaCl → Na+ + Cl– || Na+ và Cl– đều trung tính.
||⇒ NaCl trung tính ⇒ cho dung dịch có pH = 7 ⇒ không thỏa.
● Na2CO3 (X2): Na2CO3 → 2Na+ + CO32– || Na+ trung tính.
CO32– + H2O ⇄ HCO3– + OH– ⇒ CO32– có tính bazơ.
||⇒ Na2CO3 có tính bazơ ⇒ cho dung dịch có pH > 7 ⇒ thỏa mãn.
● NH4Cl (X3): NH4Cl → NH4+ + Cl– || Cl– trung tính.
NH4+ + H2O ⇄ NH3 + H3O+ ⇒ NH4+ có tính axit.
||⇒ NH4Cl có tính axit ⇒ cho dung dịch có pH < 7 ⇒ không thỏa.
● CH3COONa (X4): CH3COONa → CH3COO– + Na+ || Na+ trung tính.
CH3COO– + H2O ⇄ CH3COOH + OH– ⇒ CH3COO– có tính bazơ.
||⇒ CH3COONa có tính bazơ ⇒ cho dung dịch có pH > 7 ⇒ thỏa mãn.
● AlCl3 (X5): AlCl3 → Al3+ + 3Cl– || Cl– trung tính.
Al3+ + H2O ⇄ Al(OH)2+ + H+ ⇒ Al3+ có tính axit.
||⇒ AlCl3 có tính axit ⇒ cho dung dịch có pH < 7 ⇒ không thỏa.
⇒ X2 và X4 thỏa mãn
Câu 15:
Đun 3 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là
Đáp án B
nCH3COOH = 0,05 mol; nCH3COOC2H5 = 0,025 mol.
CH3COOH + C2H5OH (H2SO4 đặc, to)⇄ CH3COOC2H5 + H2O.
||⇒ H = 0,025 ÷ 0,05 × 100% = 50%
Câu 16:
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu no X cần dùng vừa đủ 3,5 mol oxi. Công thức phân tử của X là
Đáp án A
gt ⇒ X có dạng CaH2a+2Ob (a ≥ b). Phương trình cháy:
► CaH2a+2Ob + (1,5a – 0,5b + 0,5)O2 → aCO2 + (a + 1)H2O.
⇒ 1,5a – 0,5b + 0,5 = 3,5 ⇒ 1,5a – 0,5b = 3 ⇒ a = 2 + b/3 ≥ b.
⇒ b ≤ 3 || Mặt khác, a nguyên ⇒ b 3 ⇒ b = 3; a = 3 ⇒ C3H8O3
Câu 17:
Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O) phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là
Đáp án B
X tác dụng được với NaOH ⇒ chứa ít nhất COO ⇒ chứa ít nhất 2[O]
⇒ CTPT thỏa mãn là C2H4O2 || Mặt khác, X tác dụng được với NaHCO3.
⇒ CTCT thỏa mãn là CH3COOH ⇒ tên gọi của X là axit axetic
Câu 18:
Amino axit X trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
Đáp án A
26,7(g) X + ?HCl → 37,65(g) Muối || Bảo toàn khối lượng: mHCl = 10,95(g).
⇒ nX = nHCl = 0,3 mol ⇒ MX = 26,7 ÷ 0,3 = 89 (H2N(CH2)2COOH)
Câu 19:
Nung nóng một ống chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe2O3 rồi dẫn hỗn hợp khí X gồm CO và H2 dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể khí X (đktc) đã tham gia phản ứng là
Đáp án A
CO hay H2 cũng lấy đi [O] trong oxit theo tỉ lệ 1 : 1.
{CO; H2} + [O] → {CO2; H2O} ⇒ nX phản ứng = nO phản ứng.
Bảo toàn khối lượng: mO phản ứng = 36,1 – 28,1 = 8(g).
► nX phản ứng = 0,5 mol ⇒ VX phản ứng = 11,2 lít
Câu 20:
Cho 0,2 mol bột Fe phản ứng hết với dung dịch X chứa đồng thời Cu(NO3)2 và a mol Fe(NO3)3 thu được dung dịch Y có khối lượng bằng khối lượng dung dịch X ban đầu (giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của a là:
Đáp án A
Đặt nCu2+ = b || Do Fe2+/Fe > Cu2+/Cu > Fe3+/Fe2+.
⇒ xảy ra phản ứng theo thứ tự:
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ || Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
● Bảo toàn khối lượng: mFe + mX = mY + mCu || mX = mY.
⇒ mFe = mCu = 0,2 × 56 = 11,2(g) ⇒ nCu2+ = nCu = 0,175 mol.
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe(NO3)2 = (0,2 + a) mol.
Bảo toàn gốc NO3: 0,175 × 2 + 3a = 2 × (0,2 + a) ⇒ a = 0,05 mol
Câu 21:
Cho biết có bao nhiêu dẫn xuất benzen có công thức phân tử C8H10O tác dụng được với Na nhưng không tác dụng được với NaOH?
Đáp án B
● k = (2 × 8 + 2 – 10) ÷ 2 = 4 ⇒ không chứa πC=C ngoài vòng benzen.
● Phản ứng với Na không phản ứng với NaOH ⇒ OH không gắn trực tiếp lên vòng benzen.
||⇒ các dẫn xuất benzen thỏa mãn là: o, m, p – CH3C6H4CH2OH, C6H5CH2CH2OH
và C6H5CH(OH)CH3
Câu 22:
Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là
Đáp án B
Do hỗn hợp gồm các cacbohidrat ⇒ quy về Cn(H2O)m.
► Phương trình cháy: Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O.
⇒ nC = nO2 = 0,1125 mol || m = mC + mH2O
||⇒ m = 0,1125 × 12 + 1,8 = 3,15(g)
Câu 23:
Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Số mol axit đã phản ứng là
Đáp án C
4HNO3 + 3e → NO + 3NO3– + 2H2O ⇒ nHNO3 = 4nNO = 1,2 mol
Câu 24:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp, thu được nCO2 : nH2O = 1 : 2. Công thức của 2 amin lần lượt là
Đáp án C
Nhìn 4 đáp án ⇒ mạch hở. Giả sử nCO2 = 1 mol ⇒ nH2O = 2 mol.
namin = (nH2O – nCO2) ÷ 1,5 = 2/3 mol ⇒ Ctb = 1 ÷ 2/3 = 1,5.
||⇒ 2 amin là CH3NH2 và C2H5NH2
Câu 25:
Cho dãy các kim loại Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
Đáp án B
Các kim loại thỏa mãn là Fe, Mg, Al, Na và Ba ⇒ chọn B.
Câu 27:
Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90% , thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là
Đáp án A
Saccarozơ + H2O ® Glucozơ + Fructoz
nglucozơ = 0,06 mol ||⇒ m = 0,06 ÷ 0,9 × 342 = 22,8(g)
Câu 28:
Phát biếu nào sau đây sai?
Đáp án A
A sai vì cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím ⇒ chọn A
Câu 29:
Cho A là một amino axit, biết 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch HCl 0,1M hoặc 50 mL dung dịch NaOH 0,2M . Công thức của A có dạng
Đáp án A
-NH2 + HCl → -NH3Cl ||⇒ số gốc NH2 = nHCl ÷ nA = 2.
-COOH + NaOH → -COONa + H2O ||⇒ số gốc COOH = nNaOH ÷ nA = 1.
► A chứa 2 NH2 và 1 COOH
Câu 30:
Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phẩm gồm glixerol, axit panmitic và axit oleic. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
Đáp án B
Thủy phân thu được hỗn hợp sản phẩm ⇒ X phải chứa cả 2 loại gốc axit béo.
⇒ CTCT của X thỏa mãn là: (C15H31COO)2(C17H33COO)C3H5 (2 đồng phân)
và (C15H31COO)(C17H33COO)2C3H5 (2 đồng phân)
Câu 31:
Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metyl amin, glyxin, phenol. Số chất trong dãy tác dụng được với NaOH là
Đáp án C
Các chất thỏa mãn là axit axetic, phenylamoni clorua, glyxin, phenol ⇒ chọn C.
● Axit axetic: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
● Phenylamoni clorua: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.
● Glyxin: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
● Phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
Câu 32:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.
(4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là
Đáp án D
(1) Thỏa mãn: ban đầu Fe bị ăn mòn hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓.
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
(2) Không thỏa vì Al bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội.
(3) Thỏa mãn vì Mg + Cl2 ® MgCl2.
(4) Thỏa mãn vì Fe bị ăn mòn điện hóa.
⇒ chỉ có (2) không thỏa ⇒ chọn D.
Chú ý: đề yêu cầu ăn mòn kim loại chứ không phải ăn mòn điện hóa.
(ăn mòn kim loại = ăn mòn hóa học + ăn mòn điện hóa)!
Câu 33:
Hòa tan hoàn toàn 7,52 gam hỗn hợp X gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 21,504 lít khí NO2duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
Đáp án C
► Quy X về Fe và S với số mol lần lượt là x và y.
mX = 56x + 32y = 7,52(g) || Bảo toàn electron:
3x + 6y = 0,96 mol ||⇒ giải hệ có: x = 0,06 mol; y = 0,13 mol.
► Rắn gồm 0,03 mol Fe2O3 và 0,13 mol BaSO4.
||⇒ mrắn = 0,03 × 160 + 0,13 × 233 = 35,09(g)
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(2) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
(3) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(4) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
(1) Đúng vì: 2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O.
(2) Đúng vì C2H4 chỉ có thể là etilen (CH2=CH2) ⇒ xảy ra phản ứng:
CH2=CH2 + Br2 → BrCH2CH2Br.
(3) Đúng vì CH3COOCH3 ≡ C3H6O2 ® 3CO2 + 3H2O ⇒ nCO2 = nH2O.
(4) Đúng vì H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
⇒ cả 4 ý đều đúng
Câu 35:
Hỗn hợp M gồm amino axit X (no, mạch hở, phân tử chỉ chưa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2) và este Y tạo bởi X và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam M bằng 1 lượng O2 vừa đủ thu được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị của m là
Đáp án D
Đặt CT chung cho M là CnH2n+1NO2 || nCO2 = 0,55 mol; nH2O = 0,625 mol.
⇒ nM = (nH2O – nCO2) ÷ 0,5 = 0,15 mol ⇒ n = 0,55 ÷ 0,15 = 11/3.
► M: C11/3H25/3NO2 ⇒ m = 0,15 × 295/3 = 14,75(g)
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(2) Chất béo là dieste của glixerol với axit béo.
(3) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(4) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(5) Trong mật ong chứa nhiều fructozo.
(6) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu sai là
Đáp án C
(1) Đúng.
(2) Sai vì chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(3) Đúng.
(4) Sai vì triolein ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường.
(5) Đúng.
(6) Đúng.
⇒ chỉ có (2) và (4) sai
Câu 37:
Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm 2 hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án C
Do thu được khí không màu và MZ = 37 ⇒ có 2 trường hợp.
TH1: Z gồm N2 và N2O. Đặt nN2 = x; nN2O = y
⇒ nZ = x + y = 0,2 mol; mZ = 28x + 44y = 7,4(g).
||⇒ giải hệ có: x = 0,0875 mol; y = 0,1125 mol. Đặt nNH4NO3 = a.
∑nNO3–/KL = ne = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3 = (8a + 1,775) mol.
► mmuối khan = 25,3 + 62.(8a + 1,775) + 80a = 122,3(g) ⇒ a = – 0,02.. ⇒ loại!.
TH2: Z gồm NO và N2O. Đặt nNO = x; nN2O = y
⇒ nZ = x + y = 0,2 mol; mZ = 30x + 44y = 7,4(g).
||⇒ giải hệ có: x = y = 0,1 mol. Đặt nNH4NO3 = a.
∑nNO3–/KL = ne = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 = (8a + 1,1) mol.
► mmuối khan = 25,3 + 62.(8a + 1,1) + 80a = 122,3(g) ⇒ a = 0,05 mol.
||⇒ nHNO3 = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3 = 1,9 mol
Câu 38:
Hỗn hợp X chứa chất (C5H16O3N2) và chất (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E ( MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
Đáp án A
MZ = 36,6 ⇒ Z gồm CH3NH2 và C2H5NH2 với số mol x và y.
nZ = x + y = 0,2 mol; mZ = 31x + 45y = 0,2 × 18,3 × 2 ||⇒ giải hệ có:
x = 0,12 mol; y = 0,08 mol || X là (C2H5NH3)2CO3 và Y là (COOCH3NH3)2.
⇒ nX = 0,04 mol và nY = 0,06 mol ⇒ E là (COONa)2 (0,06 mol).
► mE = 0,06 × 134 = 8,04(g)
Câu 39:
Cho dãy các chất: Tinh bột, protein, vinylfomat, anilin và mantozơ. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các chất trong dãy trên?
Đáp án A
A. Đúng vì có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc là vinyl fomat và mantozơ.
B. Sai vì có 4 chất bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng trừ anilin.
C. Sai vì có 2 chất làm mất màu nước brom là vinylfomat và mantozơ.
D. Sai vì có 1 chất có tính lưỡng tính là protein
Câu 40:
Cho 0,01 mol một este tác dụng vừa đủ với 100 mL dung dịch NaOH 0,2M, đun nóng. Sản phẩm tạo thành gồm một ancol và một muối có số mol bằng nhau và bằng số mol este. Mặt khác, xà phòng hoá hoàn toàn 1,29 gam este đó bằng một lượng vừa đủ 60 mL dung dịch KOH 0,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,665 gam muối khan. Công thức của este đó là
Đáp án C
nNaOH ÷ neste = 2 ⇒ Este 2 chức || Mặt khác: neste = nmuối = nancol
⇒ este 2 chức, mạch vòng tạo bởi axit và ancol đều 2 chức.
● nKOH = 0,015 mol ⇒ neste = nmuối = 0,0075 mol ⇒ MX = 172 (C8H12O4).
Mmuối = 222 (C4H8(COOK)2) ⇒ Este là C4H8(COO)2C2H4