Bộ đề ôn luyện Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 18)
-
6289 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?
Đáp án C
Amino axit là loại HCHC tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm -NH2 và nhóm -COOH
Câu 2:
Số đồng phân cấu tạo của amin bậc I có cùng công thức C3H9N là
Đáp án D
Bậc của amin thường được tính bằng số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử Nitơ.
⇒ amin bậc I chứa gốc -NH2 ⇒ các đồng phân cấu tạo thỏa mãn là:
CH3CH2CH2NH2 và CH3CH(NH2)CH3
Câu 4:
Để trung hòa 100ml dung dịch HCl 0,1 M cần 50 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
Đáp án C
H+ + OH– → H2O || Trung hòa ⇒ nOH– = nH+ = 0,01 mol.
⇒ x = 0,01 ÷ 0,05 = 0,2M
Câu 5:
Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
Đáp án D
Các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa đều thỏa mãn
Câu 6:
Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo, thuốc súng không khói, chế tạo phim ảnh
Đáp án D
Câu 7:
Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là
Đáp án A
Câu 8:
Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với H2O ở điều kiện thường?
Đáp án A
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ ⇒ chọn A.
B, C và D không tác dụng với H2O ở cả nhiệt độ cao
Câu 9:
Ở một loại polietilen (-CH2-CH2-)n có phân tử khối là 420000. Hệ số trùng hợp của loại polietilen đó là
Đáp án D
Polietilen có dạng –(–CH2–CH2)–n.
⇒ Hệ số polime hóa = n = 420000/28 = 15000
Câu 10:
Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch?
Đáp án A
A. Metyl amin: CH3 + NaOH → không phản ứng ⇒ chọn A.
B. Alanin: CH3CH(NH2)COOH + NaOH → CH3CH(NH2)COONa + H2O.
C. Ala-Val: Ala-Val + 2NaOH → Ala-Na + Val-Na + H2O.
D. Metyl axetat: CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH.
Câu 11:
Ion M+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Nguyên tố M là
Đáp án B
Cấu hình e của M+: 1s22s22p6 ⇒ Cấu hình e của M: 1s22s22p63s1 (Z = 11)
Câu 12:
Hòa tan hoàn toàn m gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí (đo ở đktc). Giá trị của m là
Đáp án B
nZn = nH2 = 0,15 mol ⇒ m = 0,15 × 65 = 9,75(g)
Câu 13:
Trong các chất sau: Al, Fe, Ag, Zn. Chất nào không tác dụng với dung dịch HCl loãng ở điều kiện thường?
Đáp án B
Các kim loại không tác dụng với HCl loãng ở điều kiện thường đứng sau H trong dãy điện hóa.
Đặc biệt: Cr đứng trước H trong dãy điện hóa nhưng chỉ tác dụng ở nhiệt độ cao do màng oxit bền
Câu 14:
Cho muối ăn (NaCl) tác dụng với chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa?
Đáp án B
A, C và D không phản ứng ⇒ chọn B.
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓.
Câu 15:
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với
Đáp án C
Muối tanh của cá gây ra do một số amin mà chủ yếu là (CH3)3N.
⇒ rửa với giấm ăn (CH3COOH) vì tạo muối tan dễ rửa trôi bởi H2O ⇒ chọn C.
Câu 16:
Tơ nào sau đây có nguồn gốc tự nhiên?
Đáp án B
Tơ tằm là một loại protein ⇒ có nguồn gốc tự nhiên ⇒ chọn B.
A, C và D là tơ tổng hợp ⇒ không có nguồn gốc tự nhiên ⇒ loại.
Câu 17:
Cho phản ứng: Al+HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là
Đáp án B
► Ta có quá trình cho - nhận e:
8 × || Al → Al3+ + 3e
3 × || 2N+5 + 8e → 2N+4 (N2O)
⇒ điền hệ số vào phương trình, chú ý không điền vào HNO3
(vì N+5 ngoài vai trò oxi hóa còn giữ lại làm môi trường NO3):
● 8Al + HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ ⇒ hệ số của HNO3 là 30.
Bảo toàn nguyên tố Hidro ⇒ hệ số của H2O là 15.
||⇒ 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
Câu 18:
Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này, thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenylalanin (Phe)?
Đáp án A
Các tripeptit sản phẩm thỏa mãn là: Pro-Gly-Phe,
Gly-Phe-Ser, Phe-Ser-Pro, Ser-Pro-Phe, Pro-Phe-Arg
Câu 19:
Đốt cháy 12 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí O2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí O2 đã phản ứng là
Đáp án A
12(g) Kim loại + ?O2 ® 16(g) Oxit.
Bảo toàn khối lượng: mO2 = 4(g) ⇒ nO2 = 0,125 mol.
||⇒ VO2 = 0,125 × 22,4 = 2,8 lít
Câu 20:
Xà phòng hóa hoàn toàn este X mạch hở trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm (COONa)2, CH3CHO, C2H5OH. Công thức phân tử của X là
Đáp án B
gt ⇒ X là CH2=CHOOC-COOC2H5 ⇒ CTPT là C6H8O4 ⇒ chọn B
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án B
B sai, ví dụ Sn (Z = 50): [Kr]4105s25p2 ⇒ có 4 e lớp ngoài cùng ⇒ chọn B.
Câu 22:
Cho phản ứng của Fe với oxi như hình vẽ sau
Vai trò của lớp nước ở đáy bình là
Đáp án C
Câu 23:
Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
Đáp án D
Đất có tính chua tức là có pH < 7
⇒ để khử chua cho đất cần dùng chất có pH > 7.
A. Đá vôi là CaCO3 có môi trường trung tính ⇒ loại.
B. Muối ăn là NaCl có môi trường trung tính ⇒ loại.
C. Phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O có tính axit ⇒ loại.
D. Vôi sống là CaO ® Ca(OH)2 ⇒ pH > 7 ⇒ chọn D
Câu 24:
Cách bảo quản thịt, cá bằng cách nào sau đây được coi là an toàn
Đáp án D
Fomon độc ⇒ loại A và B.
Phân đạm là 1 loại phân bón ⇒ loại C
Câu 25:
Cho CH3COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án B
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
⇒ nmuối = nNaOH = 0,1 mol ⇒ m = 0,1 × 82 = 8,2(g)
Câu 26:
Cho dãy các chất: Fe, Al(OH)3, ZnO, NaHCO3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
Đáp án C
● Fe: không thỏa vì không tác dụng với NaOH.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
● Al(OH)3: thỏa mãn vì:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
● ZnO: thỏa mãn vì:
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O.
ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O.
● NaHCO3: thỏa mãn vì:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O.
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
⇒ chỉ có Fe không thỏa
Câu 27:
Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y gồm hai kim loại. Thành phần muối trong X là
Đáp án D
Ta có dãy điện hóa: Fe2+/Fe > Fe3+/Fe2+ > Ag+/Ag.
Thu được 2 kim loại ⇒ Fe và Ag ⇒ X chỉ chứa Fe(NO3)2
Câu 28:
Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Cho lá Al vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí Cl2.
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3 loãng.
(d) Cho lá Zn vào dung dịch CuCl2.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
Đáp án D
► Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa đủ 3 điều kiện sau:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
► Xét các trường hợp đề bài:
(a) Do H+/H2 > Cu2+/Cu ⇒ Al tác dụng với Cu2+ trước: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Al ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
(b) Chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: 2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3.
(c) Do Fe2+/Fe > Cu2+/Cu > Fe3+/Fe2+ ⇒ chỉ bị ăn mòn hóa học:
3Cu + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O || Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+.
(d) Ban đầu Zn bị ăn mòn hóa học: Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe.
Fe sinh ra bám trực tiếp lên Zn ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
⇒ (a) với (d) xảy ra ăn mòn điện hóa
Câu 29:
Khi lên men m kg ngô chứa 65% tinh bột với hiệu suất toàn quá trình là 80% thì thu được 5 lít ancol etylic 200 (ancol etylic chiếm 20% thể tích dung dịch) và V m3 khí CO2 ở đktc. Cho khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất bằng 0,8 gam/ml. Giá trị của m và V lần lượt là
Đáp án A
Ta có sơ đồ quá trình: (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH + 2nCO2↑.
nC2H5OH = 5 × 103 × 0,2 × 0,8 ÷ 46 ≈ 17,4 mol ⇒ nCO2 = 17,4 mol.
||⇒ VCO2 = 17,4 × 22,4 = 389,76 lít ⇒ V ≈ 0,39 m3.
► mngô = 17,4 ÷ 2 ÷ 0,8 ÷ 0,65 × 162 = 2710,38 g ⇒ m ≈ 2,7 kg
Câu 31:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,04 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở và 0,06 mol một ancol đa chức, mạch hở thu được 0,24 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
Đáp án A
Nhận thấy ancol không no có 1 nối đôi phải có số C ≥ 3, ancol đa chức phải có số C ≥ 2
Ta có Ctb = 0,24/(0,06+0,04) = 2,4 >2 ⇒ ancol đa chức cần tìm là C2H6O2 : 0,06 mol
→ 0,06.2 + 0,04.n = 0,2 Û n = 3.
⇒ Ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở : CH2=CH-CH2-OH: 0,04 mol
Vậy nH2O = 0,06.3 + 0,04. 3 = 0,3 mol ⇒ m= 5,4 gam
Câu 32:
Cho các nhận định sau:
(1) CH3-NH2 là amin bậc một.
(2) Andehit là hợp chất chỉ có tính khử.
(3) Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh.
(4) Tetrapeptit mạch hở ( Ala-Gly-Val-Ala ) có 3 liên kết peptit.
(5) Ancol và Phenol đều có thể tác dụng với Na sinh ra khí H2 .
(6) Aminoaxit là chất lưỡng tính.
(7) Có thể rửa lọ đã đựng anilin bằng dung dịch HCl.
(8) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
Số nhận định đúng là
Đáp án B
(1) Đúng.
(2) Sai vì có cả tính khử và tính oxi hóa:
RC+1HO + H2 ® RC–1H2OH ⇒ tính oxi hóa.
RC+1HO + Br2 + H2O → RC+3OOH + 2HBr ⇒ tính khử.
(3) Sai vì dung dịch anilin không làm quỳ tím đổi màu.
(4) Đúng.
(5) Đúng vì chứa H linh động nên xảy ra phản ứng: -OH + Na → -ONa + 1/2H2↑.
(6) Đúng vì chứa cả 2 nhóm chức -NH2 và -COOH.
(7) Đúng vì: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (tan tốt trong H2O) ⇒ dễ bị rửa trôi.
(8) Đúng.
⇒ chỉ có (2) và (3) sai
Câu 33:
Nung hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,1 mol Fe2O3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 0,07 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án C
Ta có: mMuối = m(Al + Fe) + mCl–.
Với mAl = 0,1×27 = 2,7 gam || mFe = 0,1×2×56 = 11,2 gam.
Với ∑nCl– = 2nO/Fe2O3 + 2nH2 = 0,1×3×2 + 0,07×2 = 0,74 mol.
⇒ mMuối = 2,7 + 11,2 + 0,74×35,5 = 40,17 gam
Câu 35:
Điện phân dung dịch gồm 0,1 mol KCl và 0,1 mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện không đổi bằng 5A, sau 2895 giây thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Thành phần chất tan trong dung dịch sau điện phân là
Đáp án B
∑ne trao đổi = 0,15 mol.
Vì 2nCu2+ > 0,15 ⇒ Cu2+ còn dư.
Vì nCl– < 0,15 ⇒ Ở Anot nước đã điện phân: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.
⇒ Trong dung dịch sau điện phân chứa: Cu(NO3)2 dư , KNO3 và HNO3 ⇒ Chọn B.
2KCl + Cu(NO3)2 → Cu↓ + 2KNO3 + Cl2↑.
Sau khi KCl hết ⇒ Cu(NO3)2 + H2O → Cu + HNO3 + O2↑. [(Cu(NO3)2 dư]
Câu 36:
Cho các phản ứng hóa học sau
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →
(2) Al2(SO4)3 + Ba(OH)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2→
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là
Đáp án A
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba hidrocacbon đều mạch hở cần dùng 11,76 lít khí O2, sau phản ứng thu được 15,84 gam CO2. Nung m gam hỗn hợp X với 0,04 mol H2 có Ni xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch Br2 thấy lượng Br2 phản ứng là 17,6 gam đồng thời khối lượng bình tăng a gam và có 0,896 lít khí Z duy nhất thoát ra. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị của a là
Đáp án C
nCO2 = 0,36 mol. Bảo toàn nguyên tố Oxi: nH2O = 0,33 mol.
Do nZ = 0,04 mol = nH2 ban đầu ⇒ Z là ankan, H2 hết.
● Đối với HCHC chứa C, H và O (nếu có) thì: nCO2 – nH2O = (k – 1).nHCHC
nCO2 – nH2O = k.nHCHC – nHCHC = nπ – nHCHC.
Công thức trên vẫn đúng với hỗn hợp HCHC chứa C, H và có thể có O.
► Áp dụng: nπ = nH2 + nBr2 = 0,15 mol ⇒ nX = 0,12 mol.
Do cuối cùng chỉ chứa 1 ankan ⇒ X gồm các hidrocacbon có cùng số C.
số C/Z = 0,36 ÷ 0,12 = 3 ⇒ Z là C3H8 || mX = 0,36 × 12 + 0,33 × 2 = 4,98(g).
||⇒ bảo toàn khối lượng: a = 4,98 + 0,04 × 2 – 0,04 × 44 = 3,3(g)
Câu 39:
Hòa tan một lượng Cu vào dung dịch chứa x mol HNO3 và y mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N5+. Biểu thức liên hệ giữa x và y là
Đáp án D
Vì dung dịch chỉ chứa 1 chất tan ⇒ dung dịch chỉ chứa CuSO4.
⇒ Toàn bộ NO3– đã chuyển hóa hoàn toàn thành NO. Đồng thời H+ vừa hết.
4H+ + NO3– + 3e → NO + 2H2O
Ta có: nNO = nHNO3 = x Và ∑nH+ = x + 2y.
Mà 4nNO = ∑nH+ Û 4x = x + 2y Û 3x = 2y