Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 26)

  • 4851 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH
Xem đáp án
Chọn đáp án C. C6H5NH2

Câu 2:

Dãy đồng đẳng của etilen có công thức tổng quát là:

Xem đáp án
Chọn đáp án D. CnH2n (n ≥ 2).

Câu 3:

Nước cứng là nước chứa nhiều ion:

Xem đáp án
Chọn đáp án C. Ca2+, Mg2+.

Câu 4:

Chất tham gia phản ứng tráng gương là:

Xem đáp án
Chọn đáp án B. Glucozơ.

Câu 5:

Chất nào sau đây là vật liệu polime có tính dẻo?

Xem đáp án
Chọn đáp án D. Poli(vinyl clorua).

Câu 9:

Hợp chất CrO3 thuộc loại:
Xem đáp án
Chọn đáp án C. oxit axit.

Câu 11:

Aminoaxit đơn giản nhất là Glyxin. Nhận định nào sau đây đúng về Glyxin:
Xem đáp án
Chọn đáp án B. Là một α - aminoaxit.

Câu 13:

Sự ăn mòn kim loại là quá trình:

Xem đáp án
Chọn đáp án D. kim loại bị oxi hóa thành ion dương.

Câu 16:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 3?

Xem đáp án
Chọn đáp án A. (CH3)3N.

Câu 19:

Phân lân Supephotphat có thành phần chính là:

Xem đáp án
Chọn đáp án B. Ca(H2PO4)2.

Câu 21:

Tên gọi của este có công thức phân tử C4H8O2 khi thủy phân cho ancol bậc 2 là:

Xem đáp án
Chọn đáp án B. isopropyl fomat.

Câu 22:

Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ cần phải dùng 4,48 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:
Xem đáp án

Chọn B

C6H12O6 + H2 —> C6H14O6 (Sobitol)

0,2……………0,2

—> mC6H12O6 = 36 gam


Câu 23:

Một hỗn hợp gồm 2 este đều đơn chức. Lấy hai este này phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thì thu được dung dịch chỉ chứa 3 muối. Công thức cấu tạo của 2 este có thể là:

Xem đáp án

Chọn A

Dung dịch thu được chỉ chứa 3 muối

—> Cả 2 este đều là este của phenol

—> Chọn cặp HCOOC6H5; CH3COOC6H5.

HCOOC6H5 + 2NaOH —> HCOONa + C6H5ONa + H2O

CH3COOC6H5 + 2NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án
Chọn đáp án C. Poliacrilonitrin thuộc loại tơ vinylic.

Câu 26:

Hòa tan Na vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lượng NaOH thu được trong dung dịch X là :
Xem đáp án

Chọn C

2Na + 2H2O —> 2NaOH + H2

nH2 = 0,03 —> nNaOH = 0,06 —> mNaOH = 2,4 gam


Câu 27:

Chất X có nhiều trong loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Thủy phân chất X thu được chất Y có phản ứng tráng gương, có độ ngọt cao hơn đường mía. Tên gọi của X và Y lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn A

Chất X có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía,

củ cải đường và hoa thốt nốt —> X là saccarozơ

Thủy phân chất X thu được chất Y có phản ứng tráng gương,

có vị ngọt hơn đường mía —> Y là fructozơ

C12H22O11 + H2O —> C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

Câu 29:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn Fe2O3, thu được 2,52 gam Fe. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:

Xem đáp án

Chọn D

Bảo toàn electron —> nAl=nFe=0,045

—> mAl = 1,215 gam


Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn 26,92 gam hỗn hợp X gồm axit glutamic, valin và alanin thu được CO2, H2O và 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Mặt khác 0,1 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là:
Xem đáp án

Chọn C

Trong phản ứng cháy: nN2 = 0,1 —> nX = 0,2

—> MX = 134,6

Với HCl: nHCl=nX=0,1

—> m muối = mX+mHCl = 0,1.134,6 + 0,1.36,5 = 17,11 gam


Câu 31:

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa hai triglixerit X và Y trong dung dịch NaOH (đun nóng, vừa đủ), thu được 3 muối C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng 2,5 : 1,75 : 1 và 6,44 gam glixerol. Phần trăm khối lượng của triglixerit có phân tử khối thấp hơn trong E là:
Xem đáp án

Chọn A

nC3H5OH3=0,07

nC15H31COONa=2,5e;nC17H33COONa=1,75e;nC17H35COONa=e

—> nNaOH= 2,5e + 1,75e + e = 0,07.3

—> e = 0,04

Các muối: C15H31COONa (0,1), C17H33COONa (0,07), C17H35COONa (0,04)

Dễ thấy nC17H33COONa=nE nên X, Y đều chứa 1 gốc C17H33COO-

nC15H31COONa=0,1>nE X chứa 2 gốc và Y chứa 1 gốc 

—> Gốc C17H35COO- còn lại là của Y C15H31COO-

X là (C15H31COO)2(C17H33COO)C3H5: 0,03 mol

Y là (C15H31COO)(C17H33COO)(C17H35COO)C3H5: 0,04 mol

—> %X = 42,05%


Câu 33:

Sục từ từ CO2 vào dung dịch chứa Ba(OH)2 và NaAlO2. Khi đến 2,8 lít khí CO2 thì thu được kết tủa cực đại, còn đến 4,48 lít khí CO2 thì sau đó khối lượng kết tủa không đổi (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị khối lượng kết tủa cực đại là:

Xem đáp án

Chọn A

nBaOH2=a và nNaAlO2=b

Khi nCO2 = 0,125 thì các sản phẩm là BaCO3 (a), Al(OH)3 (b), NaHCO3 (b)

Bảo toàn C —> a + b = 0,125

Khi nCO2=2 thì các sản phẩm là Ba(HCO3)2 (a), Al(OH)3 (b), NaHCO3 (b)

Bảo toàn C —> 2a + b = 0,2

Bảo toàn C —> 2a + b = 0,2

—> a = 0,075; b = 0,05

—> m↓ max = 18,675


Câu 34:

Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H, O. Cho m gam X phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam một muối của axit cacboxylic Y mạch không nhánh và 4,96 gam một ancol Z. Nhận định nào sau đây là đúng:

Xem đáp án

Chọn D

mX = m muối nhưng mNaOH = 6,4 > mZ = 4,96 nên sản phẩm có cả H2O

—> nH2O=mNaOHmZ /18 = 0,08

—> X chứa COOH, mặt khác Y không nhánh nên Y có 2 chức

X là HOOC-A-COO-R thì nROH = 0,08 —> MZ = 62: Loại

X là HOOC-A-COO-R-OH thì nROH2 = 0,08 —> MZ = 62: Z là C2H4(OH)=2

Vậy X là HOOC-A-COO-CH2-CH2-OH

X thỏa mãn với mọi A.


Câu 35:

Cho 14,7 gam hỗn hợp X gồm hai axit H3PO4 và H2SO4 vào dung dịch Y chứa NaOH 1M và K2CO3 0,5M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít CO2 (ở đktc) và dung dịch Z chỉ chứa muối mà khi thêm axit vào không còn giải phóng khí nữa. Khối lượng chất tan trong Z là 23,7 gam. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Chọn D

Đặt nNaOH = x và nK2CO3 = 0,5x

—> nH2O = x và nH2CO3 = 0,5x

Bảo toàn khối lượng:

14,7 + 40x + 138.0,5x = 23,4 + 18x + 62.0,5x

—> x = 0,15

—> nCO2 = 0,5x = 0,075 —> V = 1,6lít  


Câu 37:

Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai amin no và một ankan cần vừa đủ 22,12 lít O2 thu được 11,2 lít CO2. Mặt khác 2,57 gam hỗn hợp X đốt cháy tạo ra V lít khí N2. (các thể tích khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là:

Xem đáp án

Chọn A

Quy đổi X thành CH4 (0,3), CH2 (a) và NH (b)

nCO2 = 0,3 + a = 0,5

nO2 = 0,3.2 + 1,5a + 0,25b = 0,9875

—> a = 0,2 và b = 0,35

—> mX = 12,85 và nN2 = 0,5b = 0,175

—> Khi mX = 2,57 thì nN2 = 0,035

—> V = 0,784 lít


Câu 38:

Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FexOy và Al vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,52M và NaNO3 0,34M, thu được dung dịch Z chỉ chứa 97,96 gam muối sunfat trung hòa và 1,568 lít khí NO duy nhất (đktc). Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,46 mol KOH, nhưng chỉ cần 1,25 mol NH3 để kết tủa hết hidroxit kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây:

Xem đáp án

Chọn A

Đặt nH2SO4 = 1,52a, nNaNO3 = 0,34a, nAl = b và nAl = c

Bảo toàn N —> 0,34a = c + 0,07 (1)

Z + KOH tạo ra dung dịch chứa SO42- (1,52a), Na+ (0,34a), AlO2- (b) và K+ (1,46)

Bảo toàn điện tích —> 2.1,52a + b = 0,34a + 1,46 (2)

Z + NH3 tạo ra dung dịch chứa SO42- (1,52a), Na+ (0,34a), NH4+ (c + 1,25)

Bảo toàn điện tích —> 2.1,52a = 0,34a + c + 1,25 (3)

(1)(2)(3) —> a = 0,5; b = 0,11; c = 0,1

Bảo toàn H —> nH2O = 0,56

Bảo toàn khối lượng —> mX = 21,21

—> %Al = 27b/21,21 = 14%


Câu 39:

Đốt cháy hoàn toàn 6,75 gam hỗn hợp E chứa 3 este đều đơn chức, mạch hở X, Y, Z ( biết MX < MY < MZ) cần vừa đủ 8,904 lít O2 (đktc), thu được CO2 và 4,95 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên bằng dung dịch chứa NaOH (vừa đủ), thu được 2 ancol (no, đồng đẳng liên tiếp) và hai muối hữu cơ có phân tử khối hơn kém nhau 2 đvC. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên cần vừa đủ 0,18 mol O2. Khối lượng của Y trong hỗn hợp 6,75 gam E là:.
Xem đáp án

Chọn D

nO2 = 0,3975; nH2O = 0,275

Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 0,33

Bảo toàn O —> nE = 0,07

—> nAncol = 0,07

nCO2 (đốt ancol) = nO2/1,5 = 0,12

—> Số C = nCO2/nAncol= 12/7

—> CH3OH (0,02) và C2H5OH (0,05)

n muối = nE = 0,07 và nC(muối) = 0,33 – 0,12 = 0,21

—> Số C của muối = 0,21/0,07 = 3

Hai muối hơn kém nhau 2 đvC

nên cùng C khác khác nhau 2H.

Dễ thấy nCO2nH2O = 0,055 < 0,07

nên phải có ít nhất 1 este no.

—> Muối là C2H5COONa và C2H3COONa

nC2H3COONa=nCO2nH2O=0,055

nC2H5COONa= 0,015

Kết hợp số mol các muối ta có:

Y là C2H5COONa: 0,005 mol

X là C2H3COONa: 0,015 mol

—> mY = 1,32 gam

Z là C2H3COOC2H : 0,05 mol


Câu 40:

Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, một nhóm học sinh đã lắp dụng cụ như hình vẽ sau:

Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, một nhóm học sinh đã lắp dụng cụ như hình vẽ sau: (ảnh 1)

Mỗi học sinh trong nhóm có những nhận định về thí nghiệm này như sau:

HS1: Đây là bộ dụng cụ thu este bằng phương pháp chưng cất, vì este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit và ancol nên trong bình hứng sẽ thu được etyl axetat trước.

HS2: Nhiệt kế cắm vào bình 1 dùng để kiểm soát nhiệt độ phản ứng, khi nhiệt độ của nhiệt kế là 77°C là có hơi etyl axetat thoát ra.

HS3: Khi lắp ống sinh hàn thì nước phải được đi vào từ đầu thấp phía dưới và đi ra từ đầu phía trên. Nếu lắp ngược lại sẽ gây ra hiện tượng thiếu nước cho ống sinh hàn, khiến ống bị nóng có thể gây vết nứt và làm giảm hiệu quả của sự ngưng tụ.

HS4: Cho giấm ăn, dung dịch rượu 30o và axit H2SO4 đặc vào bình 1 để điều chế được etyl axetat với hiệu suất cao.

HS5: Cần cho dung dịch muối ăn bão hòa vào bình hứng để tách được lớp este nổi lên trên.

Số học sinh có nhận định đúng là:

Xem đáp án

Chọn B

HS1: Đúng, etyl axetat sôi ở 77°C C2H5OH sôi ở 78,4°C

CH3COOH ở 118°C

HS2: Đúng

HS3: Sai, chiều đi vào và ra của H2O thì nói đúng nhưng lý do sai,

nước đi vào ở vị trí thấp và đi ra ở vị trí cao là đúng chiều của đối lưu

(lạnh nặng hơn ở dưới, nóng nhẹ hơn ở trên) và nhiệt độ

của ống sinh hàn giảm dần đều theo chiều từ bình 1 sang bình hứng.

HS4: Sai, để đạt hiệu suất cao cần hạn chế tối đa sự có mặt

của H2O (giúp cân bằng chuyển dịch sang thuận, là chiều tạo este)

nên phải dùng ancol và axit khan.

HS5: Đúng, bình 1 chứa este và có cả ancol, axit, nước thoát ra cùng.

Dung dịch NaCl bão hòa giúp tăng chênh lệch khối lượng riêng

giữa este và phần còn lại, thuận lợi hơn khi chiết.


Bắt đầu thi ngay